Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thức uống quen thuộc nhưng cực độc, tàn phá sức khỏe khi dùng vào buổi sáng

Kinhtedothi - Sữa tươi, trà đặc, nước muối... là thức uống bạn không nên dùng vào buổi sáng.

Sữa tươi

Không nên uống sữa vào buổi sáng trước bữa ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên uống sữa vào buổi sáng trước bữa ăn vì nó kích thích dạ dày sản xuất axit và có thể gây ợ nóng. Nó cũng góp phần gây ra mụn trứng cá nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn.

Trà đặc

Nhiều người có thói quen nhâm nhi một ngụm trà nóng vào sáng sớm. Tuy nhiên, uống trà khi bụng đói sẽ dễ khiến dạ dày hấp thụ quá nhiều caffeine, gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây chóng mặt, bồn chồn, buồn nôn...

Nước ép dứa

Vào buổi sáng, bạn không nước ép dứa vì dứa tác dụng nhanh với các enzyme mạnh. Uống nước dứa khi bụng đói sẽ làm đau dạ dày. Các chất dinh dưỡng của dứa được hấp thụ tốt hơn sau khi ăn sáng, và uống sau bữa ăn có thể giúp tiêu hóa.

Nước đun sôi từ hôm trước

Nước đun sôi sau khi để quá lâu, chất hữu cơ nitơ sẽ không ngừng phân giải thành nitrit. Uống nước này sẽ khiến cho huyết sắc tố và nitrit kếp hợp với nhau, ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy. Hơn nữa, nước đun sôi để quá lâu, ô nhiễm vi khuẩn cũng vì thế mà khó tránh khỏi.

Cho nên, nước để nhiều ngày trong bình giữ nhiệt, nước đun sôi liên tiếp để dự trữ, nước đun sôi liên tục trong phích điện đều không tốt cho sức khỏe. Thay vì thế, bạn nên uống một cốc nước đun sôi không để quá 24 tiếng. Ngoài ra, nước đóng chai, các loại nước tinh khiết, nước khoáng cũng không nên để quá lâu. Tốt nhất nước trong chai hoặc trong bình lớn, nước khoáng đã mở nắp đều không nên để quá 3 ngày.

Nước muối

Uống nước muối pha loãng có lợi cho sức khỏe - quả không sai, đặc biệt là mùa hè, sau khi cơ thể bị ra nhiều mồ hôi, một cốc nước muối loãng cho cơ thể là rất cần thiết. Nhưng vấn đề là nếu bạn uống vào buổi sáng, nó sẽ phản tác dụng nghiêm trọng.

Các nghiên cứu sinh lý học cho thấy, cơ thể sau một đêm ngủ, thở, bài tiết, đi tiểu... Sáng dậy sẽ cần một lượng nước bổ sung khá lớn. Với lại, buổi sáng ngủ dậy, máu đặc hơn bình thường, lúc này uống một cốc nước to sẽ nhanh chóng giúp máu được pha loãng, đồng thời cơ thể cân bằng lượng nước đã mất sau một đêm hoạt động. Nếu bạn uống nước muối, chẳng những nó sẽ làm mất nước ưu trương, mà còn khiến bạn khô miệng thêm. Đặc biệt, buổi sáng là đỉnh điểm huyết áp tăng cao, uống nước muối sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn, gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe.

Kiểm tra đảm bảo ATTP phục vụ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Kiểm tra đảm bảo ATTP phục vụ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ