Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Thuốc&Dinh dưỡng] Chăm sóc trẻ bị hội chứng kém hấp thu

Kinhtedothi - Kém hấp thu được xem như là một hội chứng do nhiều bệnh lý gây ra. Nguyên nhân có thể gặp là do tổn th­ương của ruột non; do thiếu men tiêu hóa của dạ dày, gan, mật; do loạn khuẩn đường ruột hoặc chế độ ăn của trẻ chưa hợp lý.
Những nguyên nhân nêu trên làm quá trình tiêu hóa không hoàn thành nên thức ăn không được hấp thu hoặc hấp thu rất kém, một số trẻ bị hội chứng kém hấp thu không xác định được nguyên do. Trẻ bị hội chứng kém hấp thu thường xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
Trẻ bị sụt cân và suy dinh dưỡng: Do không hấp thu đầy đủ các thành phần protid, lipid và glucid từ đó biểu hiện tình trạng kém dinh dưỡng da và cơ quan phụ thuộc; do không cung cấp đủ năng lượng, cơ thể phải tự tiêu, gây ra thoái hóa các mô dự trữ, các lớp mỡ dưới da làm trẻ bị gầy sút.

Đi tiêu phân lỏng thường xuyên: Chủ yếu là phân lỏng mỡ, đây là biểu hiện rất thường gặp, thường thành từng cơn xen kẽ đi phân bình th­ường, khối l­ượng phân nhiều trên 500g trong 24 giờ, phân có mùi tanh, màu nhạt, lổn nhổn trên mặt n­ước, váng mỡ, dính vào đáy bô.

Trẻ bị thiếu máu: Biểu hiện da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, l­ưỡi mất gai nhẵn bóng có vết ấn răng. Trẻ th­ường có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực hoặc hồi hộp (nguyên nhân do kém hấp thu chất đạm, vitamin B12, axít folic, chất sắt…).

Trẻ chậm lớn: Nếu hội chứng kém hấp thu xảy ra ở trẻ nhỏ, đứa trẻ sẽ bị còi x­ương, suy dinh dưỡng kéo dài, cơ thể còi cọc, trí tuệ đần độn, nhi tính (nguyên nhân do kém hấp thu cholosterol, các chất điện giải, các vitamin quan trọng… nên thiếu hormone nội tiết và các chất tạo dựng cấu trúc cơ thể).

Một số những biểu hiện khác: Trẻ bị chứng kém hấp thu có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như trẻ than đau bụng một cách mơ hồ, thể trạng bị suy sụp, trẻ có cảm giác đau nhức trong xương, đôi khi thấy xuất huyết nhẹ d­ưới da, niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Một số trẻ bị huyết áp thấp, nhức đầu hoặc choáng váng khi thay đổi t­ư thế.

Giải quyết tích cực căn nguyên dẫn đến tình trạng kém hấp thu giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn trong quá trình hấp thu thức ăn, cụ thể như điều trị tốt tình trạng viêm nhiễm và những tổn thương ruột non ở trẻ, cân bằng chế độ ăn uống thật hợp lý cho trẻ theo từng lứa tuổi giúp trẻ có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, bổ sung men tiêu hóa và men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết…

Với trẻ trên 1 tuổi, hãy cho bé uống sữa tươi thay vì sữa công thức. Sữa công thức tuy nhiều năng lượng nhưng khó dung nạp đối với trẻ kém hấp thu. Uống sữa tươi giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.

Những trẻ trẻ đang trong thời kỳ bị mắc bệnh, phụ huynh nên tạo thuận lợi giúp trẻ có thể ăn uống tốt hơn như khuyến khích trẻ ăn theo khả năng của mình thay vì “ép ăn” theo ý muốn của cha me. Nên chế biến thức ăn sao cho thật mềm và lỏng như nấu cháo dinh dưỡng, canh rau bổ dưỡng, súp hải sản… giúp trẻ bệnh dễ ăn uống hơn. Những trẻ nhỏ khó ăn uống phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn nhằm giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thức ăn.

Nên cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày. Nếu có điều kiện, hãy thường xuyên cho bé đi bơi, ít nhất mỗi tuần một lần giúp hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Can thiệp ngay tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra ở trẻ, nhất là tình trạng loạn khuẩn do sử dụng kháng sinh lâu dài để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở trẻ như viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng da... qua việc bổ sung lượng men vi sinh cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Với trẻ trên một tuổi, một loại thức ăn có thể sử dụng để cải thiện loạn khuẩn đường tiêu hóa rất tự nhiên đó là sữa chua kết với việc bổ sung chất xơ hợp lý chính là những men vi sinh hữu hiệu nhất dành cho trẻ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ