Thụy Điển kêu gọi EU đảm bảo an ninh năng lượng

Theo phía Thụy Điển, các nhà máy điện hạt nhân có thể cung cấp điện liên tục, không bị gián đoạn bởi điều kiện thời tiết như năng lượng mặt trời hay gió. Tuy nhiên, EU hiện chưa có chính sách rõ ràng để hỗ trợ công nghệ này, dẫn đến việc một số quốc gia gặp khó khăn trong việc xây dựng các lò phản ứng mới.
“Thay vì ngăn cản, Ủy ban châu Âu cần mở đường cho sự phát triển của các nguồn năng lượng nền tảng như điện hạt nhân,” Bộ trưởng Busch nhấn mạnh.
Trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels vào thứ Hai tới (17/3), bà Busch đã đăng một đoạn video trên Instagram với thông điệp mạnh mẽ: "Không có năng lượng thì không có công nghiệp. Không có công nghiệp thì không có quốc phòng. Không có quốc phòng thì không có chủ quyền."
Dự kiến, bên lề cuộc họp, đại diện các quốc gia ủng hộ điện hạt nhân như Pháp, Bỉ và Hà Lan sẽ nhóm họp để thảo luận về cách thúc đẩy công nghệ này trong chính sách chung của EU.
Đọc thêm: Indonesia "sục sôi" với các dự án năng lượng hạt nhân
Quan điểm ủng hộ điện hạt nhân của Thụy Điển thể hiện sự thay đổi đáng kể trong chính sách năng lượng của nước này. Trong thập kỷ qua, Thụy Điển đã đóng cửa một số lò phản ứng hạt nhân, nhưng chính phủ hiện tại đang tìm cách xây dựng thêm các nhà máy mới để đảm bảo nguồn cung điện ổn định.
Bà Busch cũng từng chỉ trích mạnh mẽ việc Đức đóng cửa toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân, cho rằng đây là một bước đi sai lầm, khiến châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn năng lượng tái tạo không ổn định.
Chính phủ Thụy Điển hiện đang đẩy mạnh các chính sách nhằm đảm bảo nguồn điện bền vững, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước châu Âu khác để thay đổi cách tiếp cận của EU đối với điện hạt nhân.

Định giá năng lượng tái tạo phù hợp và hài hòa lợi ích các bên
Kinhtedothi - Việt Nam cần hướng tới xây dựng và ban hành biểu giá điện phù hợp cho cả điện gió, điện mặt trời, điện được hình thành từ các dạng năng lượng tái tạo khác hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với ngành năng lượng Nga có hiệu lực
Kinhtedothi - Lệnh cấm cung cấp dịch vụ dầu khí của Mỹ đối với Nga chính thức có hiệu lực vào ngày 27/2, đánh dấu bước đi mới trong chính sách kiểm soát ngành năng lượng Nga của Mỹ.

Tham vọng hội nhập năng lượng sạch của Morocco
Kinhtedothi - Trong một khoảng thời gian, Morocco-quốc gia nằm ngay cửa ngõ vào châu Âu đã chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc đua năng lượng tái tạo, đặt ra kế hoạch đầy tham vọng là tạo ra 52-86% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030, sau đó xuất khẩu nguồn điện năng lớn này.