Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tiếp tục thi độc thoại với môn Ngoại ngữ ở kì thi HSG quốc gia

Kinhtedothi - Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2015, tiếp tục tổ chức thi Nói (độc thoại) của thí sinh đối với các môn Ngoại ngữ và thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Kì thi được tổ chức vào các ngày 8, 9 và 10/1/2015.
Đây là những thông tin mà Bộ GD-ĐT vừa gửi các Sở GD-ĐT, các đại học, trường đại học có trường THPT Chuyên và trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc về việc tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm 2015.

Cục khảo thi và kiểm định Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: Các Hội đồng coi thi tổ chức 3 buổi thi; thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi: 8 giờ 00.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ngày 08/1/2015: Thi viết các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.

Ngày 09/1/2015: Thi viết các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.

Ngày 10/1/2015: Thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học

Về thi nói ở các môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài thi nói của mỗi thí sinh là 10 phút; trong đó 5 phút chuẩn bị, 5 phút tiếp theo trả lời và ghi âm. Để đảm bảo không có sai sót, Bộ GD-ĐT lưu ý các Hội đồng về phần thi nói. Cụ thể, khi hệ thống bắt đầu ghi âm, thí sinh phải đọc mã số của đề thi, nội dung của câu hỏi trong đề thi trước khi bắt đầu trả lời bằng ngôn ngữ dự thi; trường hợp ngược lại, phần trả lời của thí sinh bị coi là phạm quy.

Khi ghi âm bài thi, thí sinh phải nói to, rõ ràng. Thí sinh không được đề cập đến các thông tin cá nhân trong phần trả lời, không được tạo ra các tiếng động nhằm đánh dấu phần thi của mình. Giám thị trong phòng thi không được tạo ra tiếng động lạ khi hệ thống đang ghi âm phần trả lời của thí sinh

Về phần thi thực hành đối với các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học được Bộ GD-ĐT khoanh vùng giới hạn. Cụ thể, môn Vật lí: Phần Cơ học, Điện học, Quang học; Môn Hóa học: Phân tích định lượng; Môn Sinh học: Sinh thái thích nghi ở thực vật; Hoá sinh và Tế bào học; Sinh lý học thực vật và Vi sinh học.Thời gian thi là 90 phút.

Bộ GD-ĐT quy định, trong quá trình thi nếu thí sinh vi phạm nội quy của phòng thi thực hành, giám thị yêu cầu thí sinh đó dừng làm bài thi và ra khỏi phòng thi. Giám thị trong phòng thi không giải thích gì thêm cho thí sinh trong suốt quá trình thi; Việc thu bài thi, niêm phong và bàn giao bài thi như các môn thi tự luận.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ