70 năm giải phóng Thủ đô

Tiểu hành tinh lớn bay qua Trái Đất vào mùa Thu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Khi ở khoảng cách gần Trái Đất nhất, tác động trọng lực của YU55 trên Trái Đất sẽ nhỏ đến mức không thể đo được. Nó sẽ không ảnh hưởng đến thủy triều hoặc bất cứ điều gì khác.

KTĐT - Khi ở khoảng cách gần Trái Đất nhất, tác động trọng lực của YU55 trên Trái Đất sẽ nhỏ đến mức không thể đo được. Nó sẽ không ảnh hưởng đến thủy triều hoặc bất cứ điều gì khác.

Phòng thí nghiệm phản lực JPL (Jet Propulsion Laboratory) thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 2/5, cho biết một tiểu hành tinh lớn sẽ bay ngang qua Trái Đất vào mùa Thu tới ở khoảng cách gần, và sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học có một cái nhìn cận cảnh về tảng đá vũ trụ này.

"Vào ngày 8/11, tiểu hành tinh 2005 YU55 sẽ bay qua Trái Đất và cách hành tinh của chúng ta khoảng 325.000km ở điểm gần nhất," ông Don Yeomans, Giám đốc Chương trình vật thể gần Trái Đất tại JPL ở Pasadena, Los Angeles (Mỹ) nói.

Tiểu hành tinh này rộng khoảng 400m, là tảng đá vũ trụ lớn nhất được xác định sẽ tiến đến Trái Đất với khoảng cách gần như vậy cho đến năm 2028.

Bất kể khoảng cách tương đối gần và kích thước lớn như vậy, song "YU55 không có nguy cơ va chạm với Trái Đất ít nhất trong 100 năm tới," Yeomans nói trong một thông cáo báo chí.

Theo ông, khi ở khoảng cách gần Trái Đất nhất, tác động trọng lực của YU55 trên Trái Đất sẽ nhỏ đến mức không thể đo được. Nó sẽ không ảnh hưởng đến thủy triều hoặc bất cứ điều gì khác.

YU55 được phát hiện năm 2005 và vào tháng 4/2010, Mike Nolan cùng các đồng nghiệp tại Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico đã thu được một số hình ảnh mờ của tiểu hành tinh này khi nó cách Trái Đất khoảng 2,3 triệu km./.