Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tinh gọn bộ máy và biên chế: Không chỉ là con số cơ học

Kinhtedothi - Tinh gọn bộ máy và biên chế là một chủ trương quan trọng được các cấp, các ngành quyết liệt chỉ đạo thực hiện và vẫn luôn là câu chuyện nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bộ Chính trị vừa ban hành thêm một Kết luận nữa về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026 (Kết luận số40-KL/TƯ).

Hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính điện tử tại UBND huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Hùng

Với kết luận này, Bộ Chính trị tiếp tục nhấn mạnh quan điểm mục tiêu cũng như chỉ ra rõ hơn một số giải pháp trọng tâm cho công tác tinh giản biên chế cho thời gian sắp tới.

Công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn là một trong những điểm nhấn nổi bật trong những năm qua với những kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2021, lần đầu tiên cả nước hoàn thành vượt mục tiêu tinh giản biên chế (10%) mà Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Như con số thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021, biên chế công chức giảm 10,01%; biên chế sự nghiệp giảm 11,67%. Như vậy, với một công việc khó, phức tạp đặt ra, đã tạo những bước đột phá quan trọng, giúp cho bộ máy giảm cồng kềnh và giảm gánh nặng cho ngân sách. Theo Bộ Tài chính, qua sắp xếp bộ máy và tinh giản biên chế giai đoạn 2017 - 2021 đã giảm chi ngân sách nhà nước được 25.000 tỷ đồng.

Đây là những con số rất đáng chú ý. Nhiều bộ ngành, địa phương đã thực hiện tinh gọn hàng nghìn đầu mối, giảm một loạt lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và tinh giản hàng nghìn biên chế.

Nhiều giải pháp hay, cách làm sáng tạo, quyết liệt đã được triển khai, tạo ra hiệu quả thực tiễn. Việc đẩy nhanh mô tả vị trí, việc làm cũng tạo ra những cách làm hay, tiến bộ, thúc đẩy việc tinh gọn bộ máy, loại bỏ được những người không phù hợp với vị trí và phát triển được những người có năng lực phù hợp.

Nhưng nhìn nhận một cách thẳng thắn, những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn khi mà việc thực hiện tinh giản vừa qua ở không ít địa phương, đơn vị vẫn còn mang tính cơ học.

Thực tế cũng cho thấy, bộ máy bên trong của một số đơn vị cũng có chiều hướng tăng ở các phân khúc, đặc biệt là số cơ quan chuyên môn. Các đơn vị, tổ chức đều xây dựng vị trí việc làm, khung năng lực và mô tả vị trí làm việc nhưng còn một số hạn chế, bất cập, chưa quyết liệt, chưa góp ích nhiều trong tinh giản biên chế.

Thực trạng này dẫn đến, bộ máy tại nhiều đơn vị vẫn còn cồng kềnh, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026 tiếp tục được Bộ Chính trị đặt ra.

Như trong Kết luận, giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đi kèm với đó là nhiều giải pháp đã được xác định, trong đó cần ban hành được danh mục, khung năng lực của từng vị trí việc làm của từng cơ quan, tổ chức; hoàn thành danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Những quyết tâm lớn với lộ trình tinh nhuệ bộ máy, để bộ máy phải gọn nhẹ nhưng đảm bảo chất lượng đã được xác định. Đụng đến bộ máy, biên chế là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, không hề dễ dàng. Để thực sự tạo ra những cú hích tiếp theo về tinh gọn bộ máy, tránh tình trạng giảm nặng về tính cơ học, sau quyết tâm, giải pháp đã có cần phải có sự quyết liệt vào cuộc đồng bộ và thực chất.

Trong đó, nâng cao chất lượng, cơ cấu lại đội ngũ theo đúng vị trí việc làm và theo chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết. Và quan trọng hơn cả, để có bộ máy gọn nhưng tinh, cần vượt qua rào cản, cũng là khuyết điểm hiện nay là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, vì lợi ích riêng của ngành, địa phương.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Buông lỏng kiểm soát quyền lực

Buông lỏng kiểm soát quyền lực

26 Jun, 05:04 AM

Kinhtedothi - Vụ việc Công an TP Hà Nội khởi tố 36 lãnh đạo, cán bộ của Viện Pháp y tâm thần Trung ương vì tiếp tay cho hành vi “chạy” kết luận giám định để trốn tránh trách nhiệm hình sự đã làm chấn động dư luận và gióng lên hồi chuông báo động về “lỗ hổng”, sự buông lỏng kiểm soát quyền lực trong hệ thống tư pháp hình sự...

Cơ hội song cũng là thách thức

Cơ hội song cũng là thách thức

25 Jun, 04:47 AM

Kinhtedothi - Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) trình Quốc hội lần này bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá, khuyến khích DN tư nhân phát triển đường sắt đô thị. Đây là cơ hội nghìn năm có một nhưng cũng là thách thức thế kỷ đối với DN tư nhân.

Bước vào cuộc “nước rút” lịch sử

Bước vào cuộc “nước rút” lịch sử

24 Jun, 05:46 AM

Kinhtedothi - Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025; cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 TP. Đây thực sự là “cuộc cách mạng toàn diện, triệt để” chuẩn bị cho kỷ nguyên bứt phá mạnh mẽ trong phát triển.

Khi lòng dân đồng thuận

Khi lòng dân đồng thuận

23 Jun, 05:28 AM

Kinhtedothi - Sau gần 15 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay Hà Nội đã đáp ứng 100% các điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

Phục vụ người dân tốt hơn

Phục vụ người dân tốt hơn

20 Jun, 04:24 AM

Kinhtedothi - Hệ thống nhà chờ xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, hệ thống nhà chờ xe buýt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ