Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tỉnh Thái Bình xin 460 tỷ đồng để xóa trạm thu phí BOT Thanh Nê

Kinhtedothi - Trạm BOT Thanh Nê có doanh thu thấp hơn phương án tài chính của dự án. Tỉnh Thái Bình kiến nghị Chính phủ cho xóa bỏ trạm này, nhưng đề nghị Trung ương cấp 460 tỷ đồng hoặc cho kéo dài thời gian thu phí tại một trạm BOT khác.
Trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo Chính phủ, UBND tỉnh Thái Bình cho biết, Trạm BOT Thanh Nê có doanh thu thấp hơn nhiều so với phương án tài chính nê không thể hoàn vốn cho chủ đầu tư. Vì lý do đó, tỉnh Thái Bình kiến nghị Chính phủ cho xóa bỏ trạm thu phí này.
Trạm BOT Thanh Nê vắng phương tiện qua lại (Ảnh: Việt Hòa)
Để thực hiện việc xóa bỏ Trạm BOT Thanh Nê, UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương này để thanh toán một lần cho nhà đầu tư với số tiền còn thiếu khoảng 460 tỷ đồng. Đây là số tiền để hoàn trả vốn đầu tư dự án cho nhà đầu tư để dỡ bỏ trạm thu phí BOT trên.
Nếu trường hợp ngân sách Trung ương không thể bố trí được nguồn kinh phí trên, UBND tỉnh Thái Bình đề nghị cho phép Công ty cổ phần Tasco kéo dài thời gian thu phí đường bộ tại trạm thu phí Tân Đệ với thời gian khoảng gần 2 năm để hoàn trả kinh phí cho nhà đầu tư.
Trạm BOT Thanh Nê thu phí hoàn vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp đường 39B, theo hình thức BOT, đoạn từ thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) đến thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy). Dự án này được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt với tổng mức đầu tư 2.072 tỷ đồng, với quy mô đường cấp III đồng bằng, tổng chiều dài 28,9 km.
Tuy nhiên, trong quá trình dự án đang được triển khai, Chính phủ đã dừng việc cấp vốn cho dự án. Đến tháng 4/2014, UBND tỉnh Thái Bình đề nghi Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi hình thức thực hiện dự án theo hình thức BOT kết hợp BT. Tám tháng sau đó, UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục có quyết định điều chỉnh, bổ sung dự án với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.881 tỷ đồng.
Trong tổng số gần 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư điều chỉnh trên thì có 400 tỷ đồng lấy từ vốn ngân sách địa phương. Thế nhưng, khi điều chỉnh, bổ sung dự án, địa phương này lại bổ sung thêm đoạn từ đường vào Trung tâm điện lực Thái Bình đến cầu Diêm Điền, huyện Thái Thụy với tổng mức đầu tư là 550 tỷ đồng.
Khi dự án hoàn thành, ngày 1/1/2017, UBND tỉnh Thái Bình đã cho phép nhà đầu tư được thu phí để hoàn vốn, thời gian thu phí là 18 năm. Quá trình thu phí, Trạm BOT Thanh Nê có doanh thu trung bình là 130 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ có chính sách miễn, giảm phí tai các trạm BOT trên cả nước, tỉnh Thái Bình đã có chính sách miễn, giảm giá vé đường bộ cho toàn bộ các hộ dân và doanh nghiệp của 2 huyện Kiến Xương và Tiền Hải qua trạm BOT Thanh Nê. Điều này khiến cho doanh thu bình quân tại trạm này giảm xuống chỉ còn 40 triệu đồng/ngày.
Tỉnh Thái Bình cho rằng, với doanh thu trên, mỗi năm Trạm BOT Thanh Nê chỉ thu được khoảng 14,6 tỷ đồng. Đây là doanh thu thấp hơn rất nhiều so với doanh thu theo phương án tài chính trong hợp đồng đã ký là 55,6 tỷ đồng đồng/năm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ