Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng thống Pháp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 25 - 27/5

Kinhtedothi - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5/2025.

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 12/4/1973. Tuy nhiên, nền tảng giao lưu giữa hai nước đã có từ trước đó, khi Pháp mở Phái đoàn đại diện tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Hiệp định Geneva năm 1954.

Trải qua hơn 50 năm, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước chính thức nâng cấp lên Đối tác chiến lược. Đến tháng 10/2024, sau chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên đã ra Tuyên bố chung nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện. Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ ở mức cao nhất với Việt Nam.

Trong lĩnh vực kinh tế, Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 5,42 tỷ USD, tăng gần 13% so với năm trước. Về đầu tư, Pháp đứng thứ 16 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 700 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 4 tỷ USD.

Việt Nam cũng có 20 dự án đầu tư tại Pháp. Đáng chú ý, Pháp là nước châu Âu dẫn đầu về cung cấp ODA song phương cho Việt Nam, với tổng vốn lên tới 16,7 tỷ euro từ năm 1993 đến 2022, tập trung vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp xanh và tài chính.

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron

Ngoài ra, hợp tác an ninh - quốc phòng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và nông nghiệp cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Pháp là nước phương Tây đầu tiên có tùy viên quốc phòng tại Việt Nam. Hai bên duy trì Đối thoại chiến lược và quốc phòng thường niên. Trong giáo dục, các chương trình như PFIEV, CFVG và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là biểu tượng của hợp tác hiệu quả và bền vững.

Cộng đồng người Việt tại Pháp hiện có khoảng 350.000 người, phần lớn đã nhập quốc tịch Pháp, đóng vai trò là cầu nối hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.

Tổng thống Macron là người có thiện cảm với Việt Nam và từng đón tiếp nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong các chuyến thăm trước đây. Chuyến thăm lần này được kỳ vọng sẽ mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Pháp, vì lợi ích chung và hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới.

Quan hệ Việt Nam-Pháp, nhất là sau 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2014-2024), ngày càng phát triển tốt đẹp. Ảnh: Vietnam Briefing/nhandan.vn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo hộ công dân tại Myanmar: người vi phạm pháp luật ở nước ngoài phải tự chi trả chi phí hồi hương

Bảo hộ công dân tại Myanmar: người vi phạm pháp luật ở nước ngoài phải tự chi trả chi phí hồi hương

17 May, 04:11 PM

Liên quan đến việc đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước, ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã chia sẻ với báo giới về phương án tiếp nhận công dân. Theo thông tin từ phía Myanmar, nhiều công dân Việt Nam được cho là người nhập cư và lao động bất hợp pháp, buộc phải rời khỏi nước này.

Việt Nam - Thái Lan ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Thái Lan ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

16 May, 08:56 PM

Kinhtedothi - Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, hai bên đã ra Tuyên bố chung, khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ hữu nghị, mở rộng hợp tác toàn diện và đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ