Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng thống Pháp thực hiện chuyến công du đầu tiên đến Đức sau 24 năm

Kinhtedothi - Vào Chủ nhật, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Đức kéo dài ba ngày.

Theo lịch trình, nhà lãnh đạo Pháp sẽ đến thăm Berlin, TP Dresden ở phía Đông và TP Muenster ở phía Tây nước Đức. Đáng chú ý, đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Pháp tới Đức sau 24 năm.

Trong chuyến thăm lần này, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về mối quan hệ hợp tác Đức-Pháp cũng như chính sách của EU trong bối cảnh khối này đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm xung đột tại Ukraine hay khả năng Cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Reuters

Vào Chủ nhật, ông Maron sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại Berlin trước khi đi bộ qua Cổng Brandenburg với thị trưởng Kai Wegner. Vào ngày thứ Hai, nhà lãnh đạo này sẽ đến TP Dresden và có bài phát biểu tại Nhà thờ Frauenkirche.

Trong ngày cuối cùng của chuyến đi, ông sẽ đến thăm TP Muenster. Cũng vào ngày này, nội các của hai quốc gia sẽ tổ chức cuộc họp quan trọng liên quan đến các vấn đề trọng tâm có cùng quan tâm, ví dụ như cuộc bầu cử Quốc hội EU vào tháng tới.

Do phong cách lãnh đạo khác biệt, ông Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về nhiều vấn đề, từ các chính sách quốc phòng đến năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, gần đây họ đã đạt được thỏa hiệp trên nhiều lĩnh vực, từ cải cách tài chính đến việc đưa ra các trợ cấp đối với thị trường, hay đồng quan điểm đối với một số chính sách của EU.

Yann Wernert, nhà nghiên cứu tại Viện Jacques Delors, Berlin cho biết: “Dù căng thẳng trong quan hệ Đức-Pháp vẫn còn tiếp diễn, hai bên đã cho thấy nỗ lực tiến đến gần nhau hơn”.

Mujtaba Rahman, Giám đốc chi nhánh châu Âu của tổ chức tư vấn Eurasia Group cho biết chuyến thăm của ông Macron là nỗ lực quan trọng nhằm thúc đẩy những tiến triển trong mối quan hệ của Đức và Pháp. Tuy nhiên, ông cảnh báo về những nguy cơ đang rình rập cả hai quốc gia cũng như toàn EU.

Hiện, châu Âu đang đối diện với những thách thức liên quan đến khả năng phòng thủ. Khó khăn thậm chí còn lớn hơn nếu như ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Theo các chuyên gia quốc phòng, so với Tổng thống Joe Biden, thành viên Đảng Cộng hòa dường như không mấy quan tâm đến việc hợp tác với EU.

Đầu năm nay, ông Trump tuyên bố sẽ không hỗ trợ các thành viên NATO trong trường hợp Nga tấn công vào khối, nếu như các quốc gia này chậm thực hiện các cam kết quốc phòng dành cho khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Trong khi đó, Pháp đã kêu gọi châu Âu cần tăng cường xây dựng năng lực quốc phòng, hạn chế việc mua vũ khí từ các quốc gia khác. Chính quyền  Paris cũng không tán thành sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu do Đức khởi xướng, do kế hoạch này phải dựa vào việc nhập khẩu phần lớn thiết bị từ Mỹ để gia tăng sức mạnh quốc phòng của EU.

Đức cho biết hiện không có giải pháp nào hiệu quả hơn cũng như châu Âu không còn nhiều thời gian để củng cố nền quốc phòng toàn khối đủ mạnh khi nguy cơ về một cuộc đối đầu trực diện với Nga đang đến gần.

Pháp và Trung Quốc nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng

Pháp và Trung Quốc nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Biểu tình lan rộng tại Mỹ

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

20 Apr, 10:13 AM

Kinhtedothi - Hàng nghìn người tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người nhập cư, sa thải hàng loạt trong bộ máy chính phủ, cũng như hai cuộc xung đột tại Gaza và Ukraine.

Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

Podcast quốc tế: Kịch bản nào cho giá vàng trong nửa cuối năm 2025?

19 Apr, 07:25 AM

Kinhtedothi – Giá vàng toàn cầu đang trong hành trình tăng mạnh chưa từng có, vượt ngưỡng 3.350 USD/ounce và có thể tiếp tục lập đỉnh trong nửa cuối năm 2025. Đà tăng này được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, kỳ vọng lãi suất giảm, đồng USD suy yếu và lực mua kỷ lục từ các ngân hàng trung ương.

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

Boeing vào tâm bão thương chiến Mỹ - Trung

19 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng leo thang, Boeing - biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không Mỹ – đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới với quyết định gây sốc từ Bắc Kinh: yêu cầu các hãng hàng không nội địa ngừng nhận máy bay Boeing và không đặt thêm đơn hàng mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ