Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Nga, phương Tây “nhấp nhổm”

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sự kiện đảo chính bất thành hôm 15/7 đã đánh dấu một bước chuyển biến trong chính sách ngoại giao cũng như đối nội của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, việc Tổng thống Erdogan quyết định chọn Nga là nơi công du đầu tiên sau sự kiện hôm 15/7 cũng cho thấy nhiều ý nghĩa. Nó cho thấy Ankara đang nỗ lực xích lại gần hơn với Nga, một diễn biến hoàn toàn trái ngược với tình hình căng thẳng cuối năm ngoái và nửa đầu năm nay sau khi chiến cơ Thổ bắn rơi tiêm kích Nga tháng 11/2015.

Chính sách ngoại giao biến chuyển

Lãnh đạo châu Âu sẽ quan sát chuyến đi này với sự lo ngại có lý. Thỏa thuận di cư giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp vấn đề và Mỹ cũng đang bị chính quyền ông Erdogan thúc giục dẫn độ giáo sỹ Gulen, người được coi là đứng sau vụ đảo chính bất thành tháng trước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn Nga là nơi công du đầu tiên sau sự kiện hôm 15/7 cũng cho thấy nhiều ý nghĩa.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn Nga là nơi công du đầu tiên sau sự kiện hôm 15/7

có nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên, chuyến thăm Nga hôm 9/8 không phải bước chuyển biến chính sách nóng vội sau thời gian dài nghiêng về phương Tây, cũng không hẳn đánh dấu việc quay sang ủng hộ Tổng thống Nga Putin.
Lịch sử sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này.

Một vài năm trước, ông Ahmet Davutoglu – lúc bấy giờ là Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã ca ngợi tiêu chí ngoại giao “Ankara không có vấn đề với tất cả các quốc gia láng giềng”. Thổ áp dụng chính sách này để “tồn tại” trong loạt chính biến của thời điểm “Mùa xuân Ả Rập”.

Tuy nhiên, cuối năm ngoái, Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gặp vấn đề với hầu như mọi quốc gia láng giềng và đối tác ngoại giao cũng như các đồng minh. Lợi ích an ninh của Ankara đã xói mòn nghiêm trọng tại Syria khi lực lượng người Kurd xuất hiện tại đây. Đối với Nga, mối quan hệ chủ yếu dựa trên lợi ích kinh tế. Thổ cần Nga cung cấp khí đốt, dầu mỏ và một số thành phần phụ trợ công nghệ, đồng thời GDP của Ankara được đóng góp lớn lao nhờ làn sóng khách du lịch Nga. Nhưng việc bắn rơi máy bay Su-24 của Nga vào tháng 11/2015 đã đẩy quan hệ hại nước vào vòng căng thẳng trong nhiều tuần.

Trong bối cảnh lãnh đạo Syria đã trở thành “kẻ đối đầu” với ông Erdogan, mặt khác các lệnh trừng phạt của Nga làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế Thổ, Ankara buộc phải thay đổi chiến lược ngoại giao. “Làm lành” với Nga là phương án được chọn và bắt đầu triển khai từ giữa tháng 5.

Các hình thức như gửi thư xin lỗi, bắt giữ phi công bắn rơi máy bay Moscow đã được Ankara thực hiện, dù Ngoại trưởng Nga khẳng định, bình thường hóa quan hệ dựa trên nền tảng những hợp tác trong vấn đề khủng hoảng Syria.

Ý nghĩa chuyến thăm

Tới St Petersburg với nội dung nghị sự khá rộng và một phái đoàn hùng hậu, ông Erdogan kỳ vọng sẽ tái khởi động các dự án khí đốt, xây dựng nhà máy hạt nhân và các liên quan tới năng lượng với Nga.

Nội dung bàn thảo cũng bao gồm tăng cường hoạt động du lịch, xuất khẩu thực phẩm, xây dựng… những lĩnh vực Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh trừng phạt trước đó của Moscow. Bất đồng về vấn đề Syria dự kiến cũng sẽ được đưa lên bàn nghị sự để tìm một lối đi chung.

Nhưng ý nghĩa cốt lõi của chuyến đi này, không phải nhằm chuyển hướng chính sách ngoại giao dài hạn. Thổ Nhĩ Kỳ dù sao vẫn là một quốc gia thuộc Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong khi phương Tây đang chỉ trích chính sách thanh trừng mạnh tay của ông Erdogan đặc biệt từ sau vụ đảo chính bất thành, ông Erdogan có lẽ muốn gây một tâm lý lo lắng, “nhấp nhổm” với các chính sách ngoại giao bất thường, để từ đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể giành được tiếng nói có trọng lượng hơn trước EU hay Mỹ.