Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: 100% xe buýt đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh

Kinhtedothi –100% xe buýt thay thế hoặc đầu tư mới tại TP Hồ Chí Minh sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh vào đầu năm 2025. Đây là khẳng định của Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bùi Hòa An.

Theo ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT), thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh, Sở đang triển khai xây dựng đề án “Kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”. Trong đó đã xây dựng xong chuyên đề giai đoạn 1 về chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng (HKCC) bằng xe buýt sử dụng điện năng lượng xanh trên địa bàn TP, và đang triển khai lấy ý kiến góp ý các đơn vị.

Xe buýt thân thiện môi trường là hướng phát triển của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Tân Tiến.

Trong đề án đưa ra kế hoạch chuyển đổi và các chính sách ưu đãi như: chuyển đổi phương tiện vận tải HKCC bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn TP cho giai đoạn từ 2025 – 2030 (từ đầu năm 2025 tất cả xe buýt thay thế hoặc đầu tư mới tại TP Hồ Chí Minh đều sử dụng điện hoặc năng lượng xanh), với mục tiêu đến năm 2030 có 100% phương tiện vận tải HKCC bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh; đưa ra kế hoạch đầu tư các trạm cung cấp năng lượng điện, khí CNG phục vụ cho kế hoạch chuyển đổi xe buýt.

Ông Bùi Hòa An cho biết thêm, Sở GTVT cũng đưa ra một số kiến nghị về một số chính sách hỗ trợ công tác chuyển đổi phương tiện. Cụ thể, hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp đầu tư phương tiện vận chuyển HKCC bằng xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh, như: được vay vốn đầu tư tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP Hồ Chí Minh theo dự án được duyệt với hạn mức vốn vay tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Mức vốn vay hỗ trợ lãi suất tối đa 300 tỷ đồng/dự án; lãi suất vay cố định 3% đối với phần vốn vay đầu tư trong suốt thời hạn vay; thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 7 năm.

Hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước tham gia đầu tư  xây dựng trạm cung cấp năng lượng (điện, năng lượng xanh) phục vụ cho phương tiện giao thông trên địa bàn TP.

“Hiện nay, TP đã tổ chức thí điểm 1 tuyến xe buýt điện với 13 xe có sức chứa lớn 65-70 chỗ. Tuyến xe buýt điện này do Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải sinh thái Vinbus tổ chức khai thác vận hành (tuyến D4). Sản lượng 9 tháng năm 2024, ước đạt 681.037 hành khách với số chuyến thực hiện là 26.670 chuyến. Bên cạnh đó, trên địa bàn hiện có 516 xe buýt CNG hoạt động trên 18 tuyến buýt tuyến trợ giá với 3 trạm cung cấp nhiên liệu: bãi xe buýt Phổ Quang, bến xe buýt Đại học Quốc gia, bến xe An Sương”, ông Bùi Hòa An chia sẻ.

Đề xuất mở tuyến xe buýt 2 tầng tại TP Hồ Chí Minh

Đề xuất mở tuyến xe buýt 2 tầng tại TP Hồ Chí Minh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ