TP Hồ Chí Minh: Các trường hợp nặng trong vụ ngộ độc do ăn bánh mì đã qua nguy hiểm

HUY CHƯƠNG
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Lên quan đến vụ hơn 30 trẻ em ngộ độc do ăn bánh mỳ dăm bông vào ngày 28/10 tại quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) mà Báo Kinh tế Đô thị đã phản ánh. Sáng nay 29/10, tại bệnh viện Nhi Đồng 1 đã có buổi thông tin chính thức liên quan đến vụ việc này.

Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng Khoa Cấp cứu (bệnh viện Nhi Đồng 1), Vào khoảng 14 giờ chiều ngày 28/10, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã nhận được liên lạc từ bệnh viện quận Tân Phú thông báo về vụ có hàng chục trẻ em nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, trong đó, có một số trường hợp nặng được yêu cầu chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1. Chiều cùng ngày, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận 11 bé trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy nhiều; một số bé nặng nhất còn có các biểu hiện bất ổn về tim mạch.
 Những trường hợp nặng trong vụ ngộ độc do ăn bánh mì dăm bông được điều trị tại BV Nhi Đồng 1.
Trong số 11 bệnh nhân có 5 bé tương đối nhẹ hơn được chuyển đến Khoa Tiêu hóa tiếp tục theo dõi. Còn 6 bé nặng hơn (từ 5 đến 9 tuổi) tiếp tục được chăm sóc tích cực tại Khoa Cấp cứu. Sau đó, 4/6 tiếp tục được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Đến nay sáng nay 29/10 sau 1 ngày điều trị 4 bé này đã qua cơn nguy hiểm và đang tiếp tục được theo dõi điều trị tích cực.
Hiện còn 1 bé được theo dõi tại Khoa Cấp cứu, các bé khác đã được chuyển cùng về Khoa Tiêu hóa. Ghi nhận tại Khoa Tiêu hóa cho thấy, đa số các bé đã khỏe lại, một số bé còn mệt nhưng nhìn chung đã ổn, đến 1-2 ngày nữa một số trường hợp các bé có thể xuất viện.
Theo chẩn đoán ban đầu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy các bé bị nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa. Nguyên nhân nhiễm độc của các trường hợp ngộ độc lần này có thể do 3 nhóm tác nhân chính: Nhiễm vi khuẩn như salmonella, tụ cầu vàng; do chất phụ gia thực phẩm; do thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng không đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, thực phẩm bị hư hỏng do để lâu cũng có thể gây nên vấn đề trên.
Để xác định nguyên nhân chính xác, các bác sĩ đã thu thập các mẫu sinh phẩm của các bé và gửi cho cơ quan chức năng liên quan. Nguyên nhân chính thức sẽ do Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh và Sở Y tế thành phố công bố kết quả.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần