Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh có ca đậu mùa khỉ thứ 5, làm thế nào phòng tránh?

Kinhtedothi - Trước việc phát hiện ca thứ 5 mắc bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đã đưa ra một số giải pháp để phòng ngừa.

Chiều 5/10, tại buổi họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trước nhiều câu hỏi của phóng viên báo đài về nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Buổi họp báo chiều 5/10 có rất nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, trong có có bệnh đậu mùa khỉ.

Vấn đề nêu trên được HCDC khẳng định, ngành y tế TP Hồ Chí Minh vẫn tăng cường công tác phòng chống dịch bằng nhiều cách. Cụ thể, tăng cường công tác giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Lưu ý phát hiện sớm tại các cơ sở điều trị da liễu, đặc biệt tại các phòng khám tư.

Tổ chức điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị. Tổ chức điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ để xác định nguồn lây nhiễm nhằm quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

Thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống không để người dân hoang mang lo lắng không cần thiết. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống đậi mùa khỉ.

Cũng theo HCDC, để chủ động phòng chống đậu mùa khỉ, người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Cũng theo HCDC, đến nay qua thông tin điều tra, cho thấy chưa có sự liên quan giữa các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nội địa.

Nuôi dúi, làm chơi...giàu thật

Nuôi dúi, làm chơi...giàu thật

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phạt tiền hơn 87 triệu đồng, đình chỉ hoạt động một cơ sở kinh doanh trị liệu “chui”

Vĩnh Phúc: phạt tiền hơn 87 triệu đồng, đình chỉ hoạt động một cơ sở kinh doanh trị liệu “chui”

23 May, 06:37 PM

Kinhtedothi - “Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc” (địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng.

Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết

23 May, 03:50 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025). Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ