Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh có thêm 5 đô thị vệ tinh tại khu vực ngoại ô

Kinhtedothi - Theo Quy hoạch TP Hồ chí Minh vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua, ngoài khu vực trung tâm và TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 5 thành phố vệ tinh khi nâng cấp các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.

Theo Quyết định số 1711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP Hồ Chí Minh sẽ được phân cấp thành khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ).

Theo phương án quy hoạch đô thị tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, thành phố sẽ tập trung sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã dựa trên các tiêu chí về diện tích và dân số. Đồng thời, phát triển đô thị và nông thôn theo định hướng "làng trong phố, phố trong làng", kết hợp giữa bảo tồn các giá trị vốn có và phát triển bền vững.

Ngoài khu vực trung tâm và TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 5 thành phố vệ tinh khi nâng cấp các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Ảnh minh họa

Cùng với đó, tiếp tục phát triển TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt bao gồm khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc bao gồm TP Thủ Đức (đô thị loại I) và 5 đô thị vệ tinh cơ bản đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố bao (gồm có: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ).

Từ đó hình thành không gian phát triển mới cho thành phố thông qua việc quy hoạch, xây dựng không gian ngầm, không gian nước, không gian số. Đồng thời, tạo không gian để triển khai quy hoạch, xây dựng không gian ngầm trên địa bàn thành phố trong quá trình quy hoạch đô thị.

Trong đó, không gian TP Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức theo định hướng đa trung tâm, đa chức năng và hình thành các khu đô thị tri thức sáng tạo, các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ với mô hình thành phố trong thành phố nhằm phát triển phù hợp các vùng đệm, vùng sinh thái giữa các đô thị và các đô thị với khu vực đô thị trung tâm.

Dự kiến, sau năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm, gồm: khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị Quận 7 - Nhà Bè và đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển).

Ranh giới chính thức của các đô thị được xác định theo quyết định thành lập đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng TP Hồ Chí Minh theo mô hình thành phố đa trung tâm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh số hóa quy hoạch Thủ đô

Đẩy mạnh số hóa quy hoạch Thủ đô

18 Jun, 06:07 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quy hoạch đô thị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững, thông minh.

Băn khoăn với một số quy định mới

Băn khoăn với một số quy định mới

17 Jun, 10:34 AM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có 2 điều khoản mới là Điều 50 và 51 đang làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng DN và chuyên gia, khi yêu cầu người sử dụng nộp bổ sung tiền sử dụng, tiền thuê đất cho quãng thời gian chờ xác định giá, kèm thêm mức 5,4%/năm như một khoản “phí phạt” vô hình. Việc này đặt ra câu hỏi: liệu chính sách này có hợp lý, trong bối cảnh pháp luật về đất đai còn nhiều vướng mắc?

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

11 Jun, 09:18 PM

Kinhtedothi - Tại Văn bản số 671/TTg-QHĐP ngày 11/6/2025, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan như đề xuất của UBND tỉnh Sóc Trăng.

Dốc toàn lực để về đích dự án cải tạo Quốc lộ 14E

Dốc toàn lực để về đích dự án cải tạo Quốc lộ 14E

11 Jun, 12:56 PM

Kinhtedothi - Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Nam đều cho rằng dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 14E đang bước vào giai đoạn nước rút nên các đơn vị cần khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và tập trung nguồn lực để thi công.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ