Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Hơn 600.000 học sinh háo hức trở lại trường học

Kinhtedothi - Sáng ngày 7/2 (tức mùng 7 Tết), hơn 600 nghìn học sinh từ khối 7 đến 12 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã trở lại trường học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022. 

Theo ghi nhận, ngay từ sáng sớm tại trường THCS Văn Thân (quận 6) các em học sinh đã xếp hàng ở cổng nghiêm túc thực hiện đo thân nhiệt trước khi vào trường nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19.

Đo thân nhiệt cho học sinh tại Trường THCS Tân Tạo, quận Bình Tân. (Ảnh: Huy Chương)

Em Phạm Nhật Huy, học sinh lớp 9 trường THCS Văn Thân hớn hở vì được gặp lại thầy cô, bạn bè: “Mặc dù vẫn còn không khí Tết nhưng em đã sẵn sàng cho kỳ học mới, với tinh thần học tập tốt, phòng, chống dịch an toàn”.

Cùng thời điểm, tại trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận), đông đảo phụ huynh đưa con em đến trường từ sớm. Hầu hết các em tự giác đứng xếp hàng và lần lượt vào đo thân nhiệt tự động, rửa tay sát khuẩn rồi đi thẳng lên lớp học, hạn chế tiếp xúc và tránh tập trung đông người.

Đại diện trường THPT Phú Nhuận cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ vừa tổ chức dạy học vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch, nhà trường yêu cầu cán bộ giáo viên, nhân viên đến trường chuẩn bị tốt các điều kiện cho công tác giảng dạy, công tác phòng chống dịch, nuôi dưỡng học sinh nội trú, bán trú... từ trước khi học sinh trở lại trường học.

Đồng thời, nhà trường tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và cha mẹ học sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, đảm bảo công tác thông tin theo quy định.

Tương tự, tại THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) học sinh trở lại trường đông đủ. Theo quan sát, từ 6 giờ 30 phút sáng, tất cả học sinh đều mang khẩu trang, điểm danh, rửa tay sát khuẩn và kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế theo quy định. 

Khác thông lệ mọi năm, bên cạnh việc ổn định nền nếp học tập, các trường học có thêm mối quan tâm lớn, đó là phòng, chống dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Chấn Nam)

“Được đi học trực tiếp trong thời điểm hiện nay, tụi em đều ý thức được việc phải chăm sóc bản thân và phòng, chống dịch bệnh” – em Nguyễn Thị Mai Hoa, học sinh lớp 10, THPT Nguyễn Thượng Hiền chia sẻ.

Liên quan đến công tác giảng dạy tại TP sau Tết Nguyên đán, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh cho biết, đã giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các trường THCS, THPT tự quyết định phương án dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, phương án tổ chức bán trú, nội trú... với điều kiện đạt đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. 

Được biết, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở TP trở lại trường từ ngày 7/2. Riêng trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 học trực tiếp từ ngày 7/2 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc và học sinh, lộ trình như sau:

Từ 7/2, cơ sở giáo dục thực hiện công tác chuẩn bị đón trẻ và học sinh đi học trực tiếp; Từ 10- 13/2, cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh học sinh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, tập huấn công tác chống dịch Covid-19; Từ 14/2, tổ chức đón trẻ mầm non và tiểu học đến trường, trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận thì học sinh tiếp tục học trên môi trường internet, trên truyền hình...

Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nhâm Dần 8 ngày

Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nhâm Dần 8 ngày

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

11 Apr, 08:57 AM

Kinhtedothi – Lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12 về công tác xét tuyển đại học 2025, nỗi lo chọn nhầm nghề hoặc chọn nghề có nguy cơ bị AI thay thế…., các chuyên gia tuyển sinh đến từ Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đã đưa ra những lời khuyên hữu ích để các em vững tin vào bản thân trước thời điểm quan trọng của cuộc đời.

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

11 Apr, 07:13 AM

Kinhtedothi - Điều 22 Luật Thủ đô 2024 nhấn mạnh: phát triển sự nghiệp GD&ĐT để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước, thích ứng với quá trình hội nhập. Qua nhiều dự án mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà trường, học sinh Thủ đô được tạo điều kiện để phát triển toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng và trở thành cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế.

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

10 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Được nhận xét là có nhiều ưu điểm cùng độ tin cậy nhất định nhưng chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam (VSTEP) vẫn chưa thể trở thành lựa chọn hàng đầu của người học. Đến nay, phạm vi sử dụng chứng chỉ VSTEP vẫn quá hẹp và cơ hội cho người sở hữu chứng chỉ này vẫn bị hạn chế.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

09 Apr, 06:04 PM

Kinhtedothi – Trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát các tổ hợp, phương thức xét tuyển và lưu ý, việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển bảo đảm phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ