TP Hồ Chí Minh: Một người tử vong vì ăn bún mắm do vợ nấu
Chiều 15/6, Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo định kỳ nhằm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch tại TP.
Tại buổi họp, rất nhiều thông tin được dư luận quan tâm, trong đó là những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), được ông Nguyễn Văn Khuôn – Trưởng phòng Y tế TP Thủ Đức chia sẻ với báo chí về tiến độ điều tra, xử lý. Theo ông Khuôn, từ ngày 13/5 – 20/5 trên địa bàn TP Thủ Đức xảy ra các vụ ngộ độc do ăn giò chả, bún mắm.

Cụ thể, vụ 4 người trong một gia đình bị ngộ độc thực phẩm vào ngày 13/5, tại nhà số 35/4, đường số 23 khu Gò Công. Gia đình này có mua 1 cây giò chả trọng lượng 250 gram và 8 ổ bánh mì. Sau khi ăn xong, đến 9 giờ sáng 14/5, có 3 trẻ em ngộ độc và được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện do ăn hết cây giò chả và 6 ổ bánh mì, đến chiều cùng ngày đến lượt người lớn nhất (52 tuổi) mới bị ngộ độc và đưa vào bệnh viện.
Liên quan đến ngộ độc giò chả là trường hợp 2 anh em ruột tên là Lê Ngọc Thuận, Lê Ngọc Thưởng làm nghề vá bánh xe ngoài đường, có mua 1 miếng giò chả giá 30.000 đồng cùng ổ bánh mì. Sau khi ăn, đến sáng hôm sau người em bị ngộ độc nặng, được anh đưa vào bệnh viện, đến chiều thì người anh cũng phải nhập viện.
Ngoài 2 vụ ngộ độc giò chả nêu trên, Trưởng phòng Y tế TP Thủ Đức còn cho biết trên địa bàn còn xảy ra vụ ngộ độc khiến một người tử vong. Theo đó, ông Phan Văn Hưng được vợ mua thức ăn ở chợ đem về nấu món bún mắm, do ông Hưng là người ăn nhiều nhất dẫn đến ngộ độc rồi tử vong.
“Đến hôm nay 15/6, vẫn còn 1 bé phải thở máy, 2 bé khác tiên lượng khả năng tốt hơn. Sau khi nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, Thành ủy Thủ Đức chỉ đạo các ban ngành tiến hành điều tra, qua xét nghiệm các mẫu đều cho kết quả âm tính, không có mối liên quan ngộ độc. Đối với các đối tượng bán hàng rong (giò chả), lúc đầu khi được mời làm việc đã chống đối quyết liệt. Khi công an vào cuộc, các đối tượng khai mua thịt ngoài chợ, đem về nhà tự sản xuất giò chả rồi chở đi bán các nơi. Nhiều nơi đã bán giò chả, các đối tượng khai không nhớ đã bán ở đâu vì bán trên địa bàn rộng, nên việc truy vết sản phẩm đã bán rất khó khăn”, ông Khuôn cho biết.
Về xử lý, theo ông Nguyễn Văn Khuôn sau khi các vụ ngộ độc xảy ra, cơ quan chức năng đã tiến hành đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở sản xuất giò chả từ ngày 17/5. Hiện nay, Phòng Y tế đã đề xuất với UBND TP Thủ Đức xử phạt 2 cơ sở này vì sản xuất không phép, cơ sở không biển hiệu, mở cửa hơn 1 tháng, không có giấy phép kinh doanh, không đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, Thành ủy TP Thủ Đức cũng đã chỉ đạo chăm lo theo điều kiện của địa phương đối với các trường hợp bị ngộ độc nêu trên.

Vì sao lao động phi chính thức chưa mặn mà tham gia BHXH tự nguyện?
Kinhtedothi-Năm 2022 người tham gia BHXH bắt buộc tại TP Hồ Chí Minh là 2,6 triệu người, nhưng lao động tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 61.000 người. Đến tháng 5/2023,lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chỉ khoảng 31.000 người. Vì sao số người tham gia BHXH tự nguyện lại quá thấp?

Mùa săn... lộc trời
Kinhtedothi - Là loại nấm tự nhiên, chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa và kéo dài 1 tháng rồi kết thúc. Nấm mối rất có giá nên sau vài cơn mưa, nhiều người bỏ công đi tìm những ổ mối trong vườn, trong rừng để hái ăn hoặc đem bán.

TP Hồ Chí Minh chính thức gắn biển tên cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm
Kinhtedothi – Việc dùng địa danh Thủ Thiêm, Ba Son đặt tên 2 cây cầu bắc qua sông Sài Gòn không những góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, mà còn tăng cường thu hút đầu tư để hoàn thành mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030.