Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trăn trở an toàn trường học

Kinhtedothi - Câu chuyện đau lòng khiến 3 học sinh tử vong do bị sập cổng trường xảy ra tại trường Tiểu học Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) lại thêm một lần gióng lên hồi chuông báo động về sự bất an trong trường học.
 Cổng trường Tiểu học Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Nhiều người ngậm ngùi nhớ về chuyện tương tự - đổ cổng trường làm chết học sinh ở tỉnh Bến Tre cách đây mấy năm. Hay mới đây nhất, là sự cố cây phượng bị bật gốc đã cướp đi sinh mạng một em học sinh tại TP Hồ Chí Minh. Rồi nhiều chuyện đau lòng khác, những học sinh bị điện giật tử vong cách đây vài năm tại Long An, Hải Dương. Ngay cả trong môi trường đại học cũng luôn có những hiểm họa rình rập, đã từng có sinh viên tại Hà Nội bị cả mảng bê tông rơi trúng đầu, tử vong ngay trong sân trường.
Sau sự cố thương tâm khiến 3 em học sinh tại Lào Cai tử vong, Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT cùng các địa phương kiểm tra rà soát cơ sở vật chất, trường lớp nhất là trong mùa mưa bão, bảo đảm an toàn cho học sinh ngay từ đầu năm học.

Đề cập đến vấn đề cơ sở vật chất trường học, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, thời gian qua, do một số công trình trường học được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, hư hỏng nên dẫn đến một số sự việc như sập nền nhà vệ sinh, sập sàn của phòng học, sập lan can… Vì vậy, để đảm bảo an toàn, Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các địa phương kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dựng trường học; kiểm tra việc cải tạo các công trình trường học đã xuống cấp.

Điều đáng nói, cứ sau mỗi sự cố đáng tiếc nào, cấp bộ cũng như từng địa phương đều có các công văn yêu cầu rút kinh nghiệm, chấn chỉnh… nhưng vấn đề an toàn trường học chưa bao giờ thôi trăn trở, lo âu của mỗi phụ huynh, gia đình khi mỗi buổi con em đến trường. Trên cả nước, đã xảy ra quá nhiều câu chuyện đau buồn, thương tâm, nỗi đau và mất mát quá lớn, không gì có thể đánh đổi được.

Mái trường vốn là nơi để học tập, rèn luyện, nuôi dưỡng và chở che, không chỉ cho trẻ học được kiến thức mà còn giáo dục trẻ thành người, là nơi an tâm nhất để phụ huynh gửi gắm con trẻ. Thế nhưng, giờ đây, trường học lại đầy rẫy những bất an. Không chỉ là tai nạn thương tích, mà còn nhiều thứ phải lo như vấn đề dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú, bạo lực học đường…

Nhiều ý kiến cho rằng, ngành giáo dục của chúng ta hiện đang nặng về dạy chữ mà chưa chú trọng rèn người. Các trường học, đặc biệt là trường công lập chưa đầu tư các môn học phát triển kỹ năng nên các em thiếu kỹ năng sống để bảo vệ chính mình, nhận biết những vấn đề nguy hiểm nhằm phòng tránh cho bản thân. Làm gì để trường học thực sự an toàn, để trẻ đến trường là niềm vui, hạnh phúc… vẫn là nỗi niềm đau đáu của mỗi gia đình, thầy cô và toàn xã hội. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết, nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ, nỗi lo vẫn chưa dứt!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ