Các chuyên gia thống kê những câu nói của cha mẹ đại loại như sau sẽ khiến con của họ xấu hổ:
- Con có thực sự muốn ra ngoài với bộ dạng như vậy không?
- Con đã để đồng đội của mình thất vọng trong trận đấu đó.
- Tại sao con không thể đạt điểm cao như chị gái?
- Tại sao con suốt ngày quanh quẩn ở nhà thay vì đi chơi như những đứa trẻ khác?
Khi thốt ra những điều như vậy, chúng ta thường không nghĩ đó là điều đáng xấu hổ. Giữa lời nói mang tính chỉ trích và góp ý, xây dựng thường có ranh giới khá mỏng manh.
Chẳng hạn như chuyện chê một đứa trẻ béo mập là ý tưởng tồi tệ với chúng (ngay với cả người lớn), bởi nếu trẻ nhạy cảm, chúng sẽ xấu hổ, thêm tự ti trong cuộc sống.
Hay chuyện phê bình một đứa trẻ ở nơi công cộng có thể quan trọng, đặc biệt nếu chúng đã thô lỗ hoặc gây tổn thương cho ai đó, hoặc làm điều gì đó có thể không an toàn. Nhưng ngoài những trường hợp đó, sự chỉ trích trẻ nơi công cộng là không nên, bởi có thể chúng sẽ xấu hổ và phản ứng tiêu cực.
Điều quan trọng là nhưng lời nói khiến con trẻ xấu hổ không giúp chúng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Đôi khi trẻ em thực sự không thể thay đổi những gì đang bị xấu hổ.
Không phải đứa trẻ nào cũng là học sinh hay vận động viên xuất sắc, ai cũng có thể phạm sai lầm dù đã cố gắng hết sức, và một số trẻ nhạy cảm hoặc hướng nội hơn những trẻ khác.
Đôi khi những gì đang khiến trẻ xấu hổ lại là một phần bản sắc của đứa trẻ đó. Lựa chọn quần áo là một ví dụ điển hình, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Xấu hổ có thể khiến trẻ cảm thấy mình không thể thay đổi. Lời nói khiến trẻ xấu hổ, thay vì khuyến khích nó đã khiến nó cảm thấy mình kém cỏi, không có khả năng. Xấu hổ có thể khiến trẻ cảm thấy bản thân mình tồi tệ.
Với trẻ, cha mẹ là những người nó yêu thương nhất và quan điểm của họ là quan trọng nhất. Do đó, những chỉ trích của cha mẹ có thể gây tổn thương sâu, lâu dài với trẻ.
Để tránh cho trẻ xấu hổ, cha mẹ cần dừng lại và suy nghĩ trước khi nói. Có hai điều cha mẹ nên luôn tự hỏi mình nếu chuẩn bị chỉ trích con:
- Đây có phải là một cái gì đó con có thể thay đổi?
- Có quan trọng là con thay đổi nó?
Hãy thực sự trung thực với chính mình về các câu trả lời, đặc biệt là câu hỏi thứ hai. Nếu câu trả lời cho một trong hai là không, thì đó không phải là điều đáng để chỉ trích, kết thúc câu chuyện. Đừng mạo hiểm làm xấu hổ hoặc làm tổn thương mối quan hệ của bạn với con bạn.
Nếu câu trả lời cho cả hai là có, thì hãy tự hỏi những câu hỏi sau:
- Đây có phải là một nơi tốt và thời gian để nói bất cứ điều gì?
- Con có muốn thay đổi hành vi này không?
Nếu một đứa trẻ thực sự không muốn thay đổi một hành vi, thì bạn sẽ phải nghĩ ra một cách khác để quản lý nó thay vì chỉ chỉ ra nó. Điều này dẫn đến câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất:
- Có cách nào tốt hơn để thay đổi hành vi này không?
Câu trả lời cho điều đó rất có thể sẽ là có.
Chúng ta sẽ làm tốt nhất với tư cách là cha mẹ khi dành thời gian để hiểu lý do tại sao con mình làm những gì chúng làm và tìm ra những cách hợp tác, hỗ trợ để giúp chúng đưa ra những lựa chọn an toàn, tử tế và lành mạnh. Là cha mẹ, lời nói của chúng ta có sức mạnh; chúng ta cần sử dụng sức mạnh đó cho mục đích tốt.