Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ nhập viện tăng vì trời nồm

Kinhtedothi - Trong cả tuần qua, miền Bắc liên tiếp đón nhận các đợt khí nồm làm không khí trở nên ẩm ướt, khó chịu.
Trời nồm không chỉ gây khổ sở cho các bà nội trợ mà còn khiến trẻ “khó ở” và đổ bệnh. Đa số trẻ nhập viện đều bị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và dị ứng do thời tiết.
Bệnh viện quá tải
Tại Khoa Khám bệnh cả 3 khu vực: Khoa Khám bệnh tự nguyện A, B và C đều trong tình trạng quá tải, nhất là các buổi sáng hàng ngày. Người lớn, trẻ con rất khó có thể tìm thấy một chỗ trống trong những dãy xếp hàng mua phiếu khám. Đội ngũ nhân viên bệnh viện dù đã làm việc hết công suất để nhanh chóng giải quyết mọi trường hợp nhưng dường như vẫn không xuể. Với đặc thù một đơn vị khám chữa bệnh cho trẻ em, những ngày này áp lực càng tăng với đội ngũ nhân viên tại bệnh viện khi số lượng bệnh nhi đã tăng đáng kể vì thời tiết nồm.

Khám bệnh cho trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Ảnh:  Thanh Hải

Theo thống kê của BV, trung bình mỗi ngày đơn vị đón trên 2.500 trẻ đến khám, chủ yếu trẻ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hoá, da liễu. Theo các bác sĩ, nếu thời tiết nồm ẩm còn tái diễn thì số lượg bệnh nhân sẽ còn gia tăng hơn rất nhiều. Trong các khoa thì Khoa Hô hấp, Tiêu hóa, Da liễu… là những chuyên khoa phải đón lượng bệnh nhân đông nhất trong những ngày qua. Bệnh xảy ra trên mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh vài ngày tuổi cho đến lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. Theo PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư, thì virus thường phát tán vào mùa Thu Đông và Xuân Hè. “Theo lý thuyết, mùa virus phát tán chính là mùa nồm ẩm khi mà độ ẩm tăng cao, nhiệt độ thay đổi thất thường. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và da liễu" - ông Trần Minh Điển cho biết.
Còn tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai, số trẻ nhỏ bị các bệnh về đường hô hấp tăng cao khoảng 20% so với trước. Những ngày gần đây, mỗi ngày, Khoa Nhi của BV tiếp nhận khám và điều trị cho trên 200 trẻ, trong đó phần lớn trẻ nhập viện trong tình trạng ho nhiều, ho có đờm, khó thở, khò khè, sốt hoặc sốt cao.  PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trẻ chủ yếu bị viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới, xuất hiện những cơn ho làm phụ huynh lo lắng. “Rất nhiều trẻ đến khám vì viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản, nhiều trường hợp được xác định do môi trường sống bị ẩm, mốc” - ông Nguyễn TiếnDũng nói.
Phòng bệnh thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, tiết trời nồm dễ gây bệnh không chỉ đối với trẻ em mà còn cả người lớn, nhất là những bệnh về hô hấp, dị ứng. Để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đối với nhà cấp 4 hoặc nhà 1 tầng, khi trời nồm không chỉ nền ướt sũng mà xung quanh tường cũng “đổ mồ hôi”, phải đóng kín cửa để hạn chế hơi ẩm lùa vào nhiều thêm, dùng giẻ khô thấm hút liên tục. Giường ngủ của bé nên kê cao hơn những ngày nắng ráo và tuyệt đối không xếp các thứ dưới gầm, cũng không nên dùng thảm trải sàn bởi nước đọng dưới thảm không thoát được chính là nơi lưu trú của các ổ vi khuẩn gây bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, giữ môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, chăm sóc khoa học… chính là cách bạn bảo vệ bé. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, rau xanh, trái cây… để tăng sức đề kháng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trong trường hợp bị bệnh, không tùy tiện dùng thuốc, đặc biệt không tự dùng kháng sinh khi chưa được bác sĩ kê đơn mà nên đi khám để được chẩn đoán, uống thuốc phù hợp. Những trẻ ho kéo dài do viêm tiểu phế quản cần kiên nhẫn điều trị, cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy, uống thuốc theo chỉ định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ