Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc "đáp trả" Mỹ, đưa ra mức thuế bổ sung mới

Kinhtedothi - Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung mới đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Mỹ, nhằm đáp trả mức thuế mới được đưa ra trước đó bởi Tổng thống Donald Trump.

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế bổ sung 34% lên hàng hóa Mỹ. Mức thuế mới chính thức có hiệu lực từ ngày 10/4, sẽ được áp dụng chồng lên các mức thuế hiện hành đối với hàng hóa từ Mỹ.

Mới đây, ông Trump đã tuyên bố áp mức thuế chung 10% đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu trên thế giới, trong đó mức thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên 54%, tăng thêm 34% so với mức 20% trước đó.

Xem thêm: Chi tiết các mức thuế mới của Mỹ đối với hàng nhập khẩu  

Đây là mức thuế cao nhất mà Mỹ từng áp đặt trong hơn một thế kỷ qua. Động thái này đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: huffpost

Bên cạnh việc áp thuế quan bổ sung, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với bảy nguyên tố đất hiếm gồm: samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium. Đây là những vật liệu then chốt trong các ngành công nghệ cao như sản xuất chip và pin xe điện. Lệnh kiểm soát này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/4.

Bắc Kinh cũng thêm 11 tổ chức vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”, cho phép nước này áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các doanh nghiệp hoặc đơn vị nước ngoài có hành vi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Đồng thời, Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho rằng các mức thuế mà Washington áp đặt gần đây vi phạm nguyên tắc thương mại quốc tế. Trước đây, Bộ Thương mại Trung Quốc từng chỉ trích các biện pháp của Mỹ là "hành vi bắt nạt đơn phương điển hình" và kêu gọi chính quyền ông Trump ngay lập tức dỡ bỏ các mức thuế vô lý, mong muốn cả hai nước giải quyết tranh chấp thông qua "đối thoại công bằng và bình đẳng".

Ngay sau khi các mức thuế mới được công bố, thế giới chứng kiến sự “lao dốc” ngay lập tức của nhiều thị trường tài chính toàn cầu. Tại châu Âu, chỉ số DAX của Đức giảm tới 5% trong phiên giao dịch trưa, chỉ số CAC của Pháp mất 4%, trong khi FTSE của Anh giảm 3,8%. Giá dầu Brent lao dốc xuống còn 66,64 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống 63,45 USD/thùng.

Tập đoàn tài chính JP Morgan cảnh báo nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong năm nay đã tăng từ 40% lên 60%.

Trước tình hình không mấy khả quan này, nhiều quốc gia khác đang khẩn trương chuẩn bị các biện pháp đối phó, có thể đàm phán lại hoặc cũng đưa ra các mức thuế “trả đũa” tương tự Mỹ.

Trước Trung Quốc, Thủ tướng Canada Mark Carney đã chính thức thông báo áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ xe từ Mỹ không thuộc diện ưu đãi trong Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), tác động đến 25,3 tỷ USD hàng hóa nước Mỹ.

Tại Ý, Thủ tướng Giorgia Meloni cho biết Chính phủ của bà dự kiến sẽ họp vào tuần tới với đại diện các ngành để xây dựng kế hoạch ứng phó, nhận định rằng mức thuế mới của Mỹ “không phải là thảm họa như một số người đang thổi phồng”

Tương tự, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đang tham vấn với các ngành sản xuất thép, ô tô, dược phẩm và các lĩnh vực khác nhằm tìm cách tạo thêm “khoảng thở” cho các doanh nghiệp.

Thế giới phản ứng trước đòn thuế quan lịch sử của ông Trump

Thế giới phản ứng trước đòn thuế quan lịch sử của ông Trump

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Việt Nam, Mỹ sẽ sớm đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam, Mỹ sẽ sớm đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng

10 Apr, 10:13 AM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer nhằm khởi động đàm phán một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó có các điều khoản thuế và sự tham gia của các cấp kỹ thuật liên quan.

Bài 4: Seoul - hình mẫu toàn cầu về giao thông bền vững

Bài 4: Seoul - hình mẫu toàn cầu về giao thông bền vững

10 Apr, 08:03 AM

Kinhtedothi - Seoul, Thủ đô của Hàn Quốc, đã và đang khẳng định vị thế tiên phong trong phát triển giao thông bền vững. Với hàng loạt sáng kiến đổi mới và chính sách tiến bộ, thành phố này không chỉ từng bước giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông, mà còn nâng cao chất lượng không khí, hướng tới một tương lai xanh và phát triển bền vững.

Cảnh báo Ukraine thiếu hụt lao động do di cư kéo dài

Cảnh báo Ukraine thiếu hụt lao động do di cư kéo dài

10 Apr, 07:45 AM

Kinhtedothi - Nữ nghị sĩ Ukraine, bà Nina Yuzhanina, cảnh báo một bộ phận lớn người Ukraine hiện đang sinh sống tại các quốc gia châu Âu có thể sẽ không trở lại quê hương trong tương lai gần, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động do di cư kéo dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ