Trung Quốc lo nhiều hơn mừng khi kinh tế ở vị trí thứ 2

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng không phải nền kinh tế mạnh thứ 2. Vị thế mới cũng ràng buộc Trung Quốc với trách nhiệm mới.

KTĐT - Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng không phải nền kinh tế mạnh thứ 2. Vị thế mới cũng ràng buộc Trung Quốc với trách nhiệm mới.

Chính phủ Trung Quốc lo ngại thông tin về xếp hạng kinh tế mới sẽ mang đến cho nước này những ràng buộc không muốn có đối với một đất nước mà nhiều người vẫn còn nghèo khó.

People’s Daily, một trong những tờ báo lớn nhất của Trung Quốc trong ngày hôm nay, đã giật tít: “Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng không phải nền kinh tế mạnh thứ 2”.

Tại Nhật, khoảnh khắc được coi như một dấu hiệu về sự suy yếu. Ông Shintaro Ishihara, thị trưởng thành phố Tokyo, nói: “Cũng hoàn toàn tự nhiên khi kinh tế Trung Quốc vượt qua kinh tế Nhật nếu xét đến việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ và dân số lớn hơn rất nhiều”.

Trước đây ông từng là một tiếng nói đầy tự hào của một đất nước đầy sự tự mãn, đồng tác giả của cuốn sách được xuất bản trong thời kỳ bong bóng năm 1989: “Đất nước Nhật có thể nói không” và nay ông nói về vị thế của Nhật với một nỗi buồn: “Thật không may rằng nhiều dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của Nhật đằng sau xếp hạng đó”.

Phản ứng trái chiều của 2 nước phản ánh sự thật rằng Trung Quốc vẫn tuột lại so với Nhật trên nhiều phương diện và sự thật rằng sự phụ thuộc lẫn nhau của họ khiến họ vừa trở thành đối tác cũng như đối thủ về kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/10 so với Nhật. Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 100 triệu người Trung Quốc gần tương đương dân số Nhật sống dưới mức 2 USD/người/ngày.

Ông Robin Li, giám đốc điều hành của công ty sở hữu công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, nói: “Hiện vẫn đang tồn tại sự thật không thể chối bỏ rằng Trung Quốc vẫn chưa thể tạo ra những doanh nghiệp với sức ảnh hưởng thật sự lên toàn thế giới như Toyota hay Sony để tương xứng với vị trí thứ 2 của nền kinh tế”.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhật nhấn mạnh, vị thế kinh tế Nhật sẽ còn thấp hơn nều không nhờ vào xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và lượng khách du lịch Trung Quốc đổ xô sang Nhật.

Ông Masayoshi Son, phát ngôn viên của thế hệ lãnh đạo mới tại Nhật, nói: “Tôi nghĩ GDP Trung Quốc sẽ gấp đôi GDP Nhật sau 8 năm tới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang đến cả cơ hội. Nếu thêm nhiều công ty Nhật coi đây như yếu tố tích cực, triển vọng kinh tế Nhật sẽ sáng sủa hơn”.

Triển vọng đối nghịch của một Trung Quốc mạnh lên và Nhật yếu đi thể hiện rõ ràng trong khảo sát của công ty Nielsen đối với niềm tin của người tiêu dùng trên toàn cầu thực hiện tại 52 nước và kết quả được công bố vào tháng trước.

Người tiêu dùng Trung Quốc lạc quan nhất, chỉ số niềm tin trên 100 trong khi đó chỉ số niềm tin trung bình toàn cầu ở mức 90. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Nhật chỉ khiêm tốn ở mức 54. Chỉ số niềm tin người Mỹ đạt 81.