Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phối hợp đối phó thuế quan từ Mỹ
Kinhtedothi - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí phối hợp phản ứng trước các biện pháp thuế quan của Mỹ, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực tăng cường liên kết thương mại khu vực giữa ba nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Theo tài khoản Yuyuan Tantian trực thuộc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), tuyên bố được đưa ra sau cuộc đối thoại kinh tế ba bên lần đầu tiên trong vòng 5 năm, diễn ra vào Chủ nhật (30/3) vừa qua. Cuộc họp có sự tham dự của các bộ trưởng thương mại và nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh áp lực gia tăng từ các chính sách thương mại của Mỹ.
Một trong những chủ đề trọng tâm của cuộc đối thoại ba bên là tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng khu vực, đặc biệt trong bối cảnh các rào cản thương mại do Mỹ áp đặt đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của cả ba nước. Trong số đó, ngành công nghiệp bán dẫn được xem là lĩnh vực then chốt, đang chịu tác động mạnh mẽ nhất từ các chính sách thuế quan và kiểm soát xuất khẩu.
Cụ thể, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có nhu cầu lớn về nguyên liệu thô từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất chip điện tử. Đây là mặt hàng chiến lược đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, thiết bị gia dụng và thậm chí cả công nghiệp quốc phòng. Việc duy trì nguồn cung ổn định từ Trung Quốc có ý nghĩa sống còn đối với năng lực sản xuất và xuất khẩu của các tập đoàn công nghệ tại Tokyo và Seoul.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, nhưng vẫn cần nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm chip chất lượng cao từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự phụ thuộc lẫn nhau này đã tạo động lực để ba quốc gia tìm cách thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng và bảo vệ lợi ích kinh tế trước các biến động từ bên ngoài như căng thẳng thương mại với Mỹ.
Ba bên cũng khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do ba bên, hướng tới một thỏa thuận toàn diện và chất lượng cao, góp phần thúc đẩy thương mại cả ở cấp khu vực và toàn cầu.
Động thái này diễn ra ngay trước thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến công bố gói thuế quan mới vào ngày thứ Tư (2/4), sự kiện được ông mô tả là “ngày giải phóng”, báo hiệu khả năng Mỹ sẽ tiếp tục siết chặt các mối quan hệ thương mại hiện có.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thay đổi chính sách thuế quan Mỹ
Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần, khi nhà đầu tư kỳ vọng dấu hiệu hạ nhiệt trong chính sách thuế quan của Mỹ, mở ra dư địa cho các cuộc đối thoại thương mại và góp phần làm dịu bớt làn sóng lo ngại về rủi ro kinh tế vĩ mô.

Kỳ vọng vào thuế quan mềm mỏng hơn, S&P 500 tăng 3 phiên liên tiếp
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên trong bối cảnh giới đầu tư đã có kỳ vọng lớn hơn vào lập trường chính sách thương mại linh hoạt hơn từ chính quyền Tổng thống Donald Trump vào tuần tới.

Mỹ đối mặt “vòng xoáy” khủng hoảng do chính sách thuế quan của ông Trump
Kinhtedothi - Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 2 phục hồi yếu hơn dự kiến, trong khi lạm phát cơ bản tăng mạnh nhất trong 13 tháng, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kinh tế đình trệ trong khi giá cả tiếp tục leo thang.