Trung Quốc: Thêm nhiều quan chức phải kê khai tài sản

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Gần đây, người dân Trung Quốc phàn nàn nhiều về tình trạng tham nhũng trong đội ngũ quan chức và các nhà lãnh đạo nhận thấy đây là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị.

KTĐT - Gần đây, người dân Trung Quốc phàn nàn nhiều về tình trạng tham nhũng trong đội ngũ quan chức và các nhà lãnh đạo nhận thấy đây là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị.

Kể từ 11/7, các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo chi tiết tài sản cá nhân cũng như hoạt động kinh doanh của mình và người thân.

Đây được xem như động thái mạnh tay hơn nhằm chiến đấu với nạn tham nhũng đang xói mòn các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức nhà nước.

Theo AP, quy định mới ban hành đã mở rộng đối tượng thuộc diện kê khai, thay vì chỉ yêu cầu đối với các quan chức cao cấp trong Đảng như trong quy định ban hành cuối tháng tư. Thuộc diện phải kê khai theo quy định mới, ngoài quan cức cao cấp của Đảng, còn có cả các cán bộ từ cấp trung trở lên. Các quan chức không phải đảng viên, hiện làm việc trong các doanh nghiệp vốn nhà nước giờ cũng phải báo cáo chi tiết tài sản cá nhân và gia đình.

Gần đây, người dân Trung Quốc phàn nàn nhiều về tình trạng tham nhũng trong đội ngũ quan chức và các nhà lãnh đạo nhận thấy đây là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị.

Quy định mới có hiệu lực từ 11/7, được thiết kế nhằm ngăn ngừa các quan chức che giấu thu nhập ngoài luồng thông qua việc để cho vợ, chồng, thậm chí cả vợ cũ, chồng cũ và những người thân trong gia đình đứng tên sở hữu tài sản. Các quan chức cũng phải công bố thông tin về những thay đổi trong quan hệ hôn nhân, tài sản cá nhân bao gồm bất động sản và danh mục đầu tư, và cả hoạt động kinh doanh của vợ, chồng, con cái. Chuyện vợ, chồng, con cái sống ở nước ngoài, con cái lấy người nước ngoài (kể cả Đài Loan và Hong Kong) cũng cần báo cáo chi tiết.

Hình thức kỷ luật cho các hành vi vi phạm nhẹ nhất là phê bình và nặng nhất có thể sa thải. Trên thực tế, Trung Quốc từng xử phạt thẳng tay với các quan chức tham nhũng, không ít trường hợp bị tử hình. Tuy nhiên dư luận cho rằng các quy định hiện hành vẫn chưa đủ sức xử lý, vài người còn kêu gọi giao việc chống tham nhũng cho những cơ quan độc lập.

"Chồng, vợ hoặc con cái của nhiều quan chức tham gia góp vốn vào doanh nghiệp hoặc trực tiếp điều hành các dự án quan trọng. Điều này thường xuyên xảy ra. Bạn mong chờ gì ở việc yêu cầu kê khai, báo cáo tài sản cơ chứ? Ngay cả khi họ báo cáo, theo quy định hiện hành việc tham gia như vậy vẫn không trái luật", ông Yang Yang, giảng viên Học viện Chính trị và Quản lý công nói.

Ông Yang đánh giá cao nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ, song cho rằng quy định mới sẽ không có nhiều hiệu quả như mong đợi. "Người ta cứ thế kê khai, nhưng chính xác đến đâu không ai kiểm chứng được. Thật hiếm để tìm ra quan chức kê khai thành thực tài sản của mình", ông Yang bình luận.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần