Trung Quốc và sức ép từ hai phía

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong những ngày vừa qua, cho dù không bị nêu đích danh thì Trung Quốc cũng không thể không cảm nhận thấy bị đối phó đồng thời từ hai phía.

Tại Nhật Bản, hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên nhóm G7 trong tuyên bố chung đã thể hiện thái độ rất rõ ràng về ý đồ chiến lược và cách thức hành xử của Trung Quốc ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhân danh G7, họ đã gửi tới Trung Quốc thông điệp cảnh báo và nhắc nhở Trung Quốc.
Trung Quốc và sức ép từ hai phía - Ảnh 1
Trong khi đó, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter huỷ chuyến thăm Trung Quốc nhưng vẫn đi thăm Ấn Độ và Philippines - một đối tác chiến lược và một đồng minh quân sự trên thực tế của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có cùng lo ngại về Trung Quốc và Philippines thậm chí còn phải trực tiếp đối phó với những hành vi của Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Thời điểm hiện tại không thuận lợi về chính trị và truyền thông cho chuyến thăm Trung Quốc của ông Carter nên ông Carter phải hoãn lại. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thể đến thăm Trung Quốc ngay trước, trong thời gian hoặc ngay sau khi G7 đưa ra sự thể hiện thái độ rõ ràng đến như vậy về tình hình chính trị an ninh ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trong khi đó, chuyến thăm Ấn Độ và Philippines của ông Carter không chỉ rất phù hợp và còn hậu thuẫn cho sự thể hiện quan điểm nói trên của G7. Ở cả Ấn Độ lẫn Philippines đều xoay quanh chuyện đẩy mạnh hợp tác song phương của Mỹ về chính trị, quân sự, quốc phòng và an ninh, đều thể hiện mức độ tin cậy lẫn nhau rất cao và đều úp mở một trong những mục tiêu và lợi ích chung là đối phó Trung Quốc.

Trong khuôn khổ nhóm G7, Mỹ và Nhật Bản cùng hội cùng thuyền với nhau như thế nào thì trong khuôn khổ quan hệ song phương, Mỹ đang phấn đấu cũng được như vậy với Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc cảm nhận bị đối phó nhưng cũng đã góp phần quan trọng đẩy các đối tác này xích lại gần nhau hơn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần