Ngày 16/6, tại trụ sở báo Kinh tế và Đô thị (21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội) diễn ra tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”.
Tại buổi tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức thông tin về lương tối thiểu vùng được thực hiện tại Việt Nam kể từ năm 1995 đến nay. Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Dù mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thì các vấn đề về mức lương tối thiểu vẫn còn không ít những băn khoăn. Bởi vậy, tại buổi tọa đàm, các chuyên gia lao động, người sử dụng lao động và người lao động đã trao đổi, thảo luận về Lương tối thiểu ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Lương tối thiểu đã đủ sống? So sánh mức lương tối thiểu của Việt Nam với các nước ASEAN.
Với mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản, mức lương đủ sống của công nhân lao động, báo Kinh tế và Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”.
Dưới góc nhìn của các nhà quản lý, chuyên gia lao động, cán bộ công đoàn cơ sở đồng thời là người lao động đã chia sẻ thông tin, phân tích về chính sách tiền lương, tiền lương thực tế công nhân lao động nhận được… trong mối tương quan với mức sống tối thiểu của họ.
Các nhà quản lý, chuyên gia lao động, cán bộ công đoàn đã có những đề xuất để chính sách tiền lương mới bảo đảm cho công nhân lao động trong DN cũng như người lao động nói chung được nhận mức lương đảm bảo đủ sống.
Cuộc tọa đàm diễn ra trong bối cảnh vừa mới đây (ngày 12/6/2022), Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo Quyết định số 38, mức lương tối thiểu vùng tăng trung bình 6% (tăng từ 180.000 đồng – 260.000 đồng).
Tuy nhiên, dù mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng nhưng giá xăng tăng kéo theo giá cả sinh hoạt tăng khiến cuộc sống của công nhân lao động hết sức khó khăn. Một vấn đề nữa, đó là Nghị định số 38/NĐ-CP không nói tới việc cộng 7% lương qua đào tạo khiến cho người lao động vô cùng băn khoăn, lo lắng. Thậm chí, đã có chủ tịch công đoàn công ty gửi tâm thư tới Thủ tướng Chính phủ về việc tăng lương cũng như không.
Trong bối cảnh đó, tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều” mang tính chất rất thời sự, nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và các cơ quan báo chí đến dự và đưa tin để sự kiện được lan tỏa cũng như làm rõ hơn những thông số cũng như bức tranh về đời sống về mức lương tối thiểu ở Việt Nam.
“Cuộc tọa đàm hôm nay rất có ý nghĩa. Ý nghĩa nhất, đây là góc nhìn đa chiều, nhiều phía, đặc biệt là ý kiến của anh chị em ở cơ sở nói lên tiếng nói của NLĐ và các chuyên gia. Và kể cả những thông tin chia sẻ, trao đổi lại của những khách mời tham gia tọa đàm.
Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38 về tiền lương tối thiểu. Cuộc tọa đàm hôm nay đã làm rõ thêm ý nghĩa cũng như đối tượng áp dụng, cách áp dụng mức lương mới để triển khai nghị định được đúng bản chất hơn, thực tế hơn và mang lại đúng ý nghĩa của nghị định này hơn”- TS. Nguyễn Minh Tiến – Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Viện Nam nhận định.
Dưới đây, là những báo, tạp chí đã viết tin, bài về cuộc tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế&Đô thị; Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức:
- Tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”
- Mức lương đủ sống - Góc nhìn đa chiều
- Mức sống của người lao động thấp do không khai báo 30% chi phí khác?
- Tọa đàm “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”
- Góc nhìn đa chiều về mức lương đủ sống
- Lương không đủ sống, nhiều lao động phải 'cắm sổ' bảo hiểm để chi tiêu
- Khảo sát: Nhiều công nhân phải đi vay để trang trải cuộc sống
- Dù tăng lương tối thiểu, cuộc sống của công nhân lao động vẫn rất khó khăn
- Tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”
- Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều
- Người lao động vẫn đi vay tiền để giải quyết vấn đề trước mắt
- 30% công nhân thường xuyên túng thiếu
- Bàn các giải pháp bảo đảm mức lương đủ sống cho người lao động
- ‘30% công nhân lao động luôn trong tình trạng khó khăn’
- Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu
- Đảm bảo mức lương tối thiểu phục vụ cuộc sống của người lao động
- Tiền lương thấp: 50% lao động cuối tháng phải vay tiền để chi tiêu
- 1/3 công nhân lao động thường xuyên phải vay tiền để chi tiêu
- Lương không đủ sống, áp lực chi phí đè nặng công nhân