Ảnh minh họa |
Nhưng rồi EU nói chung và không ít thành viên - vì đều còn là thành viên NATO - cảm thấy bị Mỹ phớt lờ khi ông Biden quyết định rút hết binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan và thỏa thuận với Anh và Australia về thành lập liên minh an ninh ba bên (AUKUS) mà không hề trao đổi hay thông báo trước cho các đồng minh và đối tác chiến lược trong EU và NATO, lại còn làm cho Pháp bị mất hợp đồng cung cấp tầu ngầm nguyên tử cho Australia. EU không hậm hực sao được khi bị Mỹ gạt ra khỏi cuộc chơi lớn mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khi mở đường cho Anh đến với chân trời mới sau khi Anh rời bỏ EU. Pháp đã dọa không để cho TTC họp phiên đầu tiên.
Nhưng rồi cuối cùng thì EU vẫn phải cử phái bộ sang Mỹ họp về TTC. Phần vì Mỹ có một số động thái gỡ gạc thể diện và uy danh cho EU nhưng chính vì EU dẫu còn giận đến mấy vẫn buộc phải hợp tác với Mỹ. Chỉ gặp gỡ và trao đổi với Mỹ trong khuôn khổ này mới giúp EU khắc phục được cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ và có được thỏa thuận thương mại mới với Mỹ.
Chỉ khi hợp tác với nhau thì Mỹ và EU mới có thể có được đủ khả năng giảm mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc về cung ứng bán dẫn và đất hiếm, tăng cường ưu thế về trí tuệ nhân tạo và nâng cao vị thế trong thương mại thế giới nói riêng và trong các mối quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung. Đồng thời hợp tác với Mỹ như thế sẽ giúp EU có chân có phần trong cuộc chơi của Bộ Tứ kim cương - Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia - ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.