Kinhtedothi – EVN vừa thông báo về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh từ ngày 4/5/2023, tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân,
Căn cứ văn bản số 304/BCT-ĐTĐL ngày 27/4/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Công nhân truyền tải Phước Ninh, Ninh Thuận kiểm tra đảm bảo điện thông suốt. Ảnh: Khắc Kiên
Theo đó, EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Trước đó vào ngày 31/3/2023, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN cho thấy, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Điều này cũng dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ tới hơn 26.462 tỷ đồng.
EVN thông báo tới quý khách hàng sử dụng điện về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện như trên và mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, ủng hộ của khách hàng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Kinhtedothi - Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN liên tục kinh doanh thua lỗ trong các năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022 dự báo lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà nguyên nhân chính được chỉ ra do giá điện bị “kìm hãm” không tăng, trong khi chi phí nguyên liệu tăng phi mã.
Kinhtedothi – EVN kiến nghị Bộ Công Thương chấp thuận điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân để giảm bớt khó khăn, đảm bảo cân bằng tài chính, áp dụng cơ chế thị trường với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.
Kinhtedothi – Trước thắc mắc của các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp và đã có văn bản gửi Chính phủ, chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức buổi trao đổi chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan.
Kinhtedothi - Nghị quyết 68 với tinh thần đột phá, đã mở ra không gian chính sách mới. Nhưng hành trình từ chủ trương đến hiện thực không thể chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước. Đó là một quá trình song hành, trong đó doanh nghiệp (DN), chuyên gia và toàn xã hội phải cùng bước tới.
Kinhtedothi - Ngày 11/5/2025, mạng xã hội chia sẽ bài viết: “Vì sao Fidimilk ra thông báo thu hồi nhiều sản phẩm sữa?” gây chú ý dư luận, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng đang nhạy cảm với các vụ việc liên quan đến chất lượng sữa.
Kinhtedothi - Ngày 11/5, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995 – 2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.
Kinhtedothi - Khát vọng xây dựng một thương hiệu quốc gia mạnh mẽ, uy tín là yếu tố then chốt để nâng cao vị thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc. đòi hỏi chất lượng sản phẩm là nền tảng, sự sáng tạo là động lực, trách nhiệm xã hội là kim chỉ nam và niềm tin của khách hàng là tài sản vô giá...
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.