“Lạp xưởng Cô Châu”
Từ món ăn quê hương đến sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Hơn 40 năm miệt mài làm đặc sản quê nhà, gia đình chị Lương Thị Kim Châu (Cần Đước, Long An) đã gây dựng thành công thương hiệu Lạp xưởng cô Châu với hương vị khác biệt từ sự kết hợp giữa bí quyết gia truyền và sự tận tâm với nghề.
Gần nửa thế kỷ làm lạp xưởng
Lạp xưởng tươi truyền thống của gia đình chị Lưu Thị Kim Châu nức tiếng ở Cần Đước với hơn 40 năm qua. Chị Châu là thế hệ thứ 3 trong gia đình nối tiếp nghề này. Với quyết tâm đưa sản phẩm ngon nhất, tốt nhất đến với người tiêu dùng, chị Châu luôn đặt mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, cùng với nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát rất chặt chẽ, kỹ lưỡng.
“Nhà mình làm ăn thế nào thì làm cho khách hàng cũng phải bảo đảm như vậy. Từng khâu từ chọn nguyên liệu, ướp gia vị đến sấy lạp xưởng đều phải kỹ lưỡng. Thịt làm lạp xưởng phải tươi, gia vị phải đậm đà và đặc biệt không sử dụng chất bảo quản” - chị Châu bộc bạch.
Lạp xưởng cô Châu được sản xuất thủ công theo phương pháp gia truyền. Theo đó, quy trình sản xuất lạp xưởng của gia đình chị Châu bắt đầu từ 4 giờ sáng mỗi ngày. Thịt heo tươi được chuyển từ lò mổ từ sớm, phần thịt mông, đùi ngon nhất sẽ được chọn để rửa sạch bằng nước ấm, xắt hạt lựu; phần không đạt như thịt mỡ và bầy nhầy sẽ lóc ra, sau đó được ướp bằng công thức riêng trong khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi dồn vào ruột heo. Có thể nói, giai đoạn định hình và thắt gút là khâu khó trong quá trình làm lạp xưởng.

OP đã giúp Lạp xưởng cô Châu tạo được dấu hiệu nhận diện uy tín đối với người tiêu dùng. Ảnh: NVCC
Trước khi đem phơi nắng hay sấy, lạp xưởng được rửa sạch bằng nước ấm, xăm kim tạo điều kiện cho lạp xưởng “thở” và không bị phồng rộp trong quá trình khô. Dưới tác động của nhiệt độ, lạp xưởng sẽ lên men và ửng đỏ dần theo thời gian. Nếu trời nắng tốt, sau chừng 2 - 3 nắng có thể thu hoạch để hoàn thiện sản phẩm.
Chị Châu chia sẻ: “Đặc trưng của lạp xưởng ở đây là vị ngọt từ thịt, béo mà không ngấy từ mỡ và chút thơm nồng của hạt tiêu đen. Món ăn này “chuẩn ngon” là khi còn ở dạng tươi, khô mặt, lốm đốm một ít mỡ trắng, nhìn bên ngoài lạp xưởng có màu đỏ hơi thẫm tự nhiên. Đặc biệt, sau khi chế biến, những hạt mỡ sẽ tan và ngấm ngay vào thịt, do đó lúc cắt lát sẽ không còn thấy mỡ, mặt thịt khô và dính lại với nhau, màu thịt ửng hồng trông đã bắt mắt lại còn vô cùng bắt vị”.
Được công nhận là sản phẩm OCOP
Sau hơn 40 năm chuyên tâm lạp xưởng, thương hiệu Lạp xưởng cô Châu không chỉ nức tiếng của vùng đất Cần Đước (Long An), mà còn được người tiêu dùng trên khắp cả nước tin tưởng lựa chọn.
Tiêu thụ mạnh mẽ tại địa phương, sản phẩm hiện còn có mặt ở các TP lớn và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào của vùng Cần Đước, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày một cao của khách hàng, ngoài lạp xưởng heo truyền thống, chị Châu còn nghiên cứu cho ra đời lạp xưởng tôm, dồi sả, các loại khô, cá,… đều là đặc sản mang hương vị của quê hương Cần Đước.
Sau nhiều nỗ lực, năm 2021, Lạp xưởng tươi Cô Châu được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đến năm 2022, lạp xưởng tươi truyền thống Cần Đước - cơ sở sản xuất lạp xưởng cô Châu đã trở thành đại diện duy nhất của tỉnh Long An lọt TOP 121 món ẩm thực tiêu biểu quốc gia giai đoạn I năm 2022, do Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận và vinh danh.
Sản phẩm đã được xác nhận, công bố phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở Y tế Long An, giấy chứng nhận cơ sở đầy đủ điều kiện sản xuất lạp xưởng của Sở Nông nghiệp Long An. Đặc biệt, Lạp xưởng cô Châu còn được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Cùng với việc xây dựng uy tín về chất lượng, Lạp xưởng cô Châu luôn chú trọng việc cải tiến bao bì sản phẩm, xây dựng thương hiệu để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy nên, mặc dù giá thành Lạp xưởng cô Châu cao hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường nhưng theo thời gian, nhiều khách hàng vẫn tin dùng và còn truyền tai nhau nên cơ sở sản xuất của chị Châu ngày một mở rộng.
Hiện nay, ngoài hình thức bán hàng truyền thống, cơ sở kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua mạng xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ: “Tôi đang tích cực chuẩn bị để hoàn thiện thủ tục, đưa sản phẩm vào một số siêu thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, tôi dự tính mở rộng cơ sở, mua thêm thiết bị phục vụ công việc kinh doanh như tiến tới làm lạp xưởng khô. Với loại lạp xưởng này, khách hàng có thể sử dụng ngay mà không cần chế biến. Làm kinh doanh, ngoài lợi nhuận, tôi còn có niềm đam mê, mong muốn giữ gìn sản phẩm đặc trưng của quê hương Cần Đước, đồng thời đưa thương hiệu lạp xưởng đến với đông đảo khách hàng trong nước” - chị Châu kỳ vọng.

Phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, nâng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Kinhtedothi - Gần 5 năm qua, Hà Nội luôn được Trung ương đánh giá là địa phương đi đầu trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, TP đã có 6 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường chứng nhận đạt OCOP 5 sao, nhiều tốp đầu của cả nước.

Hà Nội: giải bài toán phát triển điểm du lịch thành sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), dù vậy, Hà Nội hiện mới chỉ phát triển được hai sản phẩm thuộc nhóm du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn.

Phát triển Chương trình OCOP tại Hà Nội: nâng chất để tăng sức cạnh tranh
Kinhtedothi - Từ năm 2021 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.263 sản phẩm OCOP, hoàn thành sớm trước 1 năm mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ giai đoạn 2021 - 2025. Dù vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP để tăng sức cạnh tranh đang là bài toán đặt ra.