Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tuổi trẻ có dễ mắc bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ không?

BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu bạn đang ở độ tuổi 80 hoặc 70 và nhận thấy rằng mình đang bị mất trí nhớ thì việc lo lắng rằng bạn có thể đang phát triển bệnh Alzheimer hoặc một dạng sa sút trí tuệ khác là điều hợp lý.

Nhưng nếu bạn ở độ tuổi 60, 50 hoặc 40…, chắc chắn những độ tuổi đó sẽ còn quá trẻ để mắc Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ, phải không?

Khoảng 10% số ca Alzheimer khởi phát trước 65 tuổi

Một nghiên cứu mới đây cho biết, trong số hơn 55 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ trên toàn thế giới, khoảng 60 - 70% trong số họ mắc Alzheimer. Và có 10 % trong số 33 - 38,5 triệu người mắc Alzheimer khởi phát các triệu chứng mất trí nhớ bắt đầu trước 65 tuổi.

Khám tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Công Hùng
Khám tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Công Hùng

Trên thực tế, Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ (theo định nghĩa là bắt đầu trước 65 tuổi, và còn được gọi là sa sút trí tuệ khởi phát sớm). Một nghiên cứu gần đây từ Hà Lan cho thấy rằng, trong số những người có chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ, 55% mắc Alzheimer, còn lại là chứng sa sút trí tuệ khác.

Tuy nhiên, chứng mất trí nhớ khởi phát ở người trẻ là không phổ biến.
Nói rõ hơn, chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở người trẻ là không phổ biến. Một nghiên cứu ở Na Uy cho thấy, sa sút trí tuệ ở người trẻ khởi phát xảy ra ở 163 trong số 100.000 người (dưới 0,5% dân số). Vì vậy, nếu bạn dưới 65 tuổi và bạn nhận thấy một số vấn đề với trí nhớ của mình, bạn có 99,5% khả năng là do nguyên nhân khác ngoài chứng mất trí.

Các bất thường di truyền khác xảy ra trong gia đình cũng có thể khiến bệnh Alzheimer khởi phát ở những người 50, 40 hoặc thậm chí 30 - nhưng bạn sẽ biết mình có nguy cơ mắc bệnh hay không vì một trong số cha mẹ của bạn đã từng mắc bệnh Alzheimer khi còn trẻ.

Bệnh Alzheimer khởi phát trẻ khác với bệnh khởi phát muộn như thế nào?
Điều đầu tiên cần phải nói rõ là không có hai người mắc Alzheimer có các triệu chứng giống nhau, ngay cả khi bệnh bắt đầu ở cùng một độ tuổi. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa Alzheimer khởi phát sớm và Alzheimer khởi phát muộn.

Những người mắc Alzheimer điển hình, khởi phát muộn, bắt đầu từ 65 tuổi trở lên cho thấy sự kết hợp của những thay đổi trong suy nghĩ và trí nhớ do Alzheimer cộng với những thay đổi đó là một phần của quá trình lão hóa bình thường. Các phần của não thay đổi nhiều nhất trong quá trình lão hóa bình thường là thùy trán.

Thùy trán chịu trách nhiệm về nhiều chức năng nhận thức khác nhau, bao gồm trí nhớ làm việc - khả năng lưu giữ thông tin trong đầu của một người và thao tác nó - và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề mà người đó đang gặp phải.

Điều này có nghĩa là, liên quan đến chức năng nhận thức, những người mắc Alzheimer khi còn trẻ có thể thể hiện các vấn đề tương đối riêng biệt với trí nhớ từng giai đoạn của họ - khả năng hình thành ký ức mới để ghi nhớ những giai đoạn gần đây trong cuộc đời của họ. Những người mắc Alzheimer khởi phát muộn có các vấn đề về trí nhớ theo từng giai đoạn, trí nhớ làm việc và khả năng sáng suốt. Vì vậy, bạn sẽ tưởng tượng rằng cuộc sống khó khăn hơn đối với những người mắc Alzheimer khởi phát muộn, phải không?

Nên làm gì nếu bạn dưới 65 tuổi và có vấn đề về trí nhớ?

Những người bị Alzheimer khởi phát muộn trung bình cho thấy sự suy giảm nhiều hơn trong nhận thức và chức năng hàng ngày của họ so với những người bị Alzheimer khởi phát trẻ tuổi, ít nhất là khi bệnh bắt đầu. Tuy nhiên, vì sự hiểu biết của họ cũng bị suy giảm, những người mắc bệnh khởi phát muộn không nhận thấy những khó khăn này nhiều.

Hầu hết các bệnh nhân mắc Alzheimer giai đoạn cuối sẽ nói với bác sĩ rằng các vấn đề về trí nhớ của họ khá nhẹ hoặc họ không có bất kỳ vấn đề nào về trí nhớ!
Ngược lại, những bệnh nhân trẻ tuổi mắc Alzheimer thường chán nản về tình trạng của mình và lo lắng về tương lai. Bằng chứng gần đây cũng cho thấy rằng ở những người mắc Alzheimer giai đoạn trẻ khởi phát, bệnh tiến triển nhanh hơn.

Alzheimer khởi phát lúc trẻ ngoài việc ảnh hưởng đến bản thân còn khiến người thân của họ thiệt thòi. Con trẻ có bố mẹ sa sút trí tuệ thiếu sự chăm sóc và hướng dẫn. Người chồng/hay vợ của người sa sút trí tuệ phải mất nhiều thời gian chăm sóc bạn đời của họ.

Điều gì khác có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ khi còn trẻ? Nguyên nhân phổ biến nhất của các vấn đề về trí nhớ dưới 65 tuổi là do ngủ kém. Các nguyên nhân khác gây ra các vấn đề về trí nhớ ở trẻ bao gồm tiền mãn kinh; tác dụng phụ của thuốc; trầm cảm; lo lắng; lạm dụng ma túy, rượu, cần sa; chấn thương đầu; thiếu hụt vitamin; rối loạn tuyến giáp; hóa trị; đột quỵ và các rối loạn thần kinh khác.

Để cải thiện vấn đề sa sút trí tuệ, bạn nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn.

Dưới đây là một số điều mà mọi người ở mọi lứa tuổi có thể làm để cải thiện trí nhớ và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ: Thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu; ăn các bữa ăn kiểu Địa Trung Hải; tránh rượu, cần sa và ma túy; ngủ ngon; tham gia các hoạt động xã hội; đọc sách, nghe nhạc, thực hành chánh niệm và giữ một thái độ tinh thần tích cực.