Tuyên Quang: Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh làm việc với Đảng ủy xã Chiêm Hóa
Kinhtedothi - Ngày 15/7, Đoàn công tác số 1 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đảng ủy xã Chiêm Hóa sau hợp nhất, sáp nhập.
Xã Chiêm Hóa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị hành chính gồm các xã: Xuân Quang, Ngọc Hội, Trung Hòa, Phúc Thịnh và thị trấn Vĩnh Lộc. Toàn xã có 8.081 hộ, 30.630 người, với 15 dân tộc sinh sống tại 60 thôn; trong đó dân tộc Tày chiếm đa số với 52,6%, dân tộc Kinh chiếm 37,2%; còn lại là các dân tộc khác.
Quá trình triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Chiêm Hóa bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: bộ máy tổ chức bước đầu hoạt động ổn định. Việc sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ từng cá nhân, đặc biệt, đội ngũ cán bộ đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, chủ động tiếp nhận nhiệm vụ mới, nhanh chóng thích ứng với cơ cấu tổ chức mới. Được dư luận và Nhân dân hưởng ứng, đồng thuận cao và kỳ vọng vào bộ máy chính quyền mới sau sáp nhập sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã trong giai đoạn mới.

Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Trung tâm phục vụ hành chính công xã Chiêm Hóa. Ảnh: Văn Nghị
Bên cạnh đó, xã cũng tồn tại những khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực hành chính công như: việc kết nối thông tin, dữ liệu với dữ liệu chung quốc gia hoặc phần mềm chưa cập nhật tên xã, dữ liệu; lãnh đạo, cán bộ, công chức chưa được cấp tài khoản định danh, chữ ký số để thực hiện nhiệm vụ; trình độ kỹ năng số của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; trang thiết bị cấu hình chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao tính chủ động, quyết liệt, sáng tạo của xã Chiêm Hóa để nhanh chóng đưa bộ máy vào hoạt động theo đúng hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể, căn cứ chức năng nhiệm vụ, rà soát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để tổ chức thực hiện sát với thực tế, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lợi ích người dân, DN; đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập để tham mưu đề xuất cấp trên định hướng cho ý kiến giải quyết.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận, tư tưởng của người dân về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, có cơ chế để người dân góp ý, giám sát. Tiếp tục kiện toàn sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị xã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2025; xây dựng mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2026 – 2030 phù hợp với thực tế tại địa phương; thực hiện công tác an sinh xã hội...
Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh cũng đề nghị Đảng ủy xã Chiêm Hóa chuẩn bị thật chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đặc biệt là công tác xây dựng văn kiện thật chất lượng, cụ thể để ngay sau đại hội cụ thể hóa thành hành động, đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Thủ tướng kiểm tra việc vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ninh Kiều
Kinhtedothi - Chiều 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới kiểm tra, động viên đội ngũ cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ và người dân tới làm thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công phường Ninh Kiều (TP. Cần Thơ).

Đắk Lắk: xã vùng sâu nỗ lực vận hành mô hình chính quyền 2 cấp
Kinhtedothi - Hơn một tuần kể từ khi tỉnh Đắk Lắk chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) từ ngày 1/7/2025, những hiệu quả bước đầu đã bắt đầu được ghi nhận tại các xã vùng sâu.

Hà Nội tránh sai sót trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng khi vận hành chính quyền 2 cấp
Kinhtedothi - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3978/UBND-ĐT về một số nội dung trọng tâm khi triển khai các nhiệm vụ theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn thành phố.