Ukraine - tín hiệu “giảm nhiệt”?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các hoạt động ngoại giao quốc tế diễn ra nhộn nhịp trong vài ngày qua cho thấy, tình hình tại Ukraine đã xuất hiện những tín hiệu "giảm nhiệt", tuy nhiên, bất ổn tại quốc gia Đông Âu này đang gây ra không ít lo ngại cho chính trường và thị trường toàn cầu.

Giữa lúc Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp khẩn cấp, lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp… thảo luận về vấn đề Ukraine qua điện thoại và thống nhất các biện pháp "trừng phạt" mạnh tay với Nga vì đã có hành động đơn phương tại nước CH Crimea, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định những đe dọa trừng phạt đối với Moscow là phản tác dụng. Theo chính quyền lâm thời Ukraine, Nga đã đổ hàng ngàn quân vào nước này nhưng Moscow khẳng định quân số tại đây mới đạt 16.000 quân, ít hơn so với thỏa thuận 25.000 quân đã ký với chính quyền Kiev. Trong bài phát biểu đầu tiên trên truyền hình kể từ Ukraine xảy ra chính biến, Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, hành động lật đổ Tổng thống là đảo chính và kêu gọi nước này nhanh chóng ổn định tình hình, thực hiện thỏa thuận đạt được hôm 21/2 và ủng hộ Ukraine thành lập chính phủ hợp pháp. Đây có thể coi là một bước chuyển trong cách tiếp cận vấn đề Ukraine của Moscow, nhất là sau khi ông Putin tuyên bố, là chưa đến lúc Nga phải đổ quân vào quốc gia này.
Tổng thống Nga V.Putin: “Chưa đến lúc phải triển khai quân đến Ukraine”.        Ảnh: AFP
Tổng thống Nga V.Putin: “Chưa đến lúc phải triển khai quân đến Ukraine”. Ảnh: AFP
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 4/3 đã tới thủ đô Kiev để hội đàm với chính phủ lâm thời của Ukraine cùng lời đề nghị cho nước này một khoản vay khẩn cấp lên tới 1 tỷ USD. Nga cũng không
Ngày 4/3, thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cho biết, đa số người Việt đang sinh sống chủ yếu tại các TP lớn ở miền Đông và Nam Ukraine nên tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nhận được chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã kịp thời đưa ra biện pháp để bảo vệ công dân và an ninh cộng đồng người Việt tại quốc gia Đông Âu này.
chịu "lép vế" khi Thủ tướng Dimitry Medvedev kêu gọi Bộ Tài chính nhanh chóng phê chuẩn một khoản vay nhằm giúp chính phủ lâm thời nước CH Crimea duy trì hoạt động, đồng thời ký sắc lệnh xây một cây cầu khoảng 3 tỷ USD nối Nga với Crimea.

Rõ ràng, dù tình hình Ukraine đã có dấu hiệu lắng dịu và khả năng đối đầu quân sự giữa Nga - Mỹ và đồng minh phương Tây là khó có thể xảy ra nhưng những biến động từ cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine khiến tâm lý của các nhà đầu tư có vẻ dè chừng hơn. Nguyên nhân là do Ukraine có một vị trí chiến lược trên bản đồ kinh tế thế giới, đóng vai trò là "mạch dẫn" giữa Nga và các thị trường chủ chốt của EU. Khi quốc gia nằm bên bờ Biển Đen này bất ổn, dòng khí đốt từ Nga cung cấp cho châu Âu qua đường ống dẫn dầu tại Ukraine, (vốn chiếm tới 25% nhu cầu nhiên liệu của lục địa già) bị gián đoạn sẽ tạo nên một chu kỳ tăng giá mới trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Bên cạnh đó, Ukraine cũng là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thị trường nông sản thế giới nên giá ngô và lúa mỳ có thể leo thang nếu nguồn cung từ Kiev bị gián đoạn. Ngoài ra, bất ổn chính trị tại Ukraine gây ra không ít lo ngại về một kịch bản giống như đã xảy ra tại Gruzia năm 2008 nên giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng khi các nhà đầu tư bắt đầu quay lại với kim loại quý như kênh "trú ẩn an toàn".

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần