Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 1

Quay ngược thời gian, vào những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Hà Nội đã cho phép thành lập những trường phổ thông NCL đầu tiên. Người sáng lập các trường này là những nhà giáo uy tín, có nhiều kinh nghiệm, giàu tâm huyết, luôn đau đáu với nền giáo dục nước nhà. Giai đoạn đó, chưa có chi bộ thuộc trường NCL nhưng lý tưởng xây dựng nền giáo dục cách mạng là động lực để các nhà trường vượt qua khó khăn, từng bước phát triển.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 2

Thời điểm ấy, tại Hà Nội cũng như trên cả nước, việc thành lập trường NCL được cho là bước đi mạo hiểm của những nhà giáo dục tiên phong. Trong khi các trường công lập được nhà nước cấp địa điểm, trang bị cơ sở vật chất, phân công đội ngũ giáo viên, học sinh tuyển theo tuyến…, thì trường NCL gần như bắt đầu từ con số không: Cơ sở vật chất đi thuê (mượn), nguồn lực yếu, con người thiếu…. Tuy khó khăn chồng chất nhưng với bầu nhiệt huyết tràn đầy cùng tinh thần kiên định, các nhà sáng lập đã đặt những viên gạch đầu tiên để kiến tạo một xu hướng giáo dục mới ở Việt Nam.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 3

Nhà giáo, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đinh Tiên Hoàng kể lại: Sau khi được cấp phép thành lập, trường được cho mượn một diện tích khiêm tốn tại phố Phan Đình Phùng (quận Ba Đình). Năm học 1989- 1990, trường tuyển sinh khóa đầu tiên với đối tượng học sinh là những em từng vướng tệ nạn xã hội, có học lực, hạnh kiểm yếu kém, bị thải hồi từ các trường công lập. Để giáo viên có phương pháp dạy phù hợp, thầy Lâm đã dành nhiều thời gian bồi dưỡng, sẻ chia, tìm tiếng nói đồng cảm từ thầy cô giáo và dần hiện thực hóa triết lý giáo dục khác biệt của THPT Đinh Tiên Hoàng.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 4

Muốn trường phát triển thành một khối thống nhất, gắn kết, TS Nguyễn Tùng Lâm luôn ý thức về tầm quan trọng của tổ chức đảng trong nhà trường. Vậy nên, khi trường có 4 đảng viên, thầy đã mang tâm tư của mình giãi bày với cộng sự và nhận được sự ủng hộ, đồng tình của toàn đội ngũ. Ngày 1/10/1997, Chi bộ trường THPT Đinh Tiên Hoàng chính thức được thành lập. Thấm thoắt đến nay, trường tròn 33 năm thì chi bộ của trường cũng bước vào ngưỡng tuổi 25.

Ra đời trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, trường THPT Đông Đô cũng phải đối mặt rất nhiều thách thức khi phải đi thuê địa điểm trong 7 năm. TS Võ Thế Quân, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đông Đô tâm niệm, muốn trường mạnh thì các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường phải mạnh; trong số đó, tổ chức chính trị hàng đầu là chi bộ. Dù là trường NCL nhưng việc thành lập chi bộ là yêu cầu bắt buộc đã được quy định rất rõ trong Luật Giáo dục năm 2019 và Thông tư 40/2021 của Bộ GD&ĐT. Sau 12 năm thành lập, năm 2003, Chi bộ trường THPT Đông Đô chính thức ra đời và đi vào hoạt động.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 5

Trong khoảng thời gian này, tại nhiều trường phổ thông NCL trên địa bàn TP Hà Nội, các chi bộ đã lần lượt ra đời, có thể kể đến Chi bộ trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp. Nhà giáo Nguyễn Quang Tùng, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường thông tin, chi bộ của trường ra đời năm 2002. Việc thành lập chi bộ độc lập là tất yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lớn mạnh của nhà trường ở giai đoạn tiếp theo.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 6

Mặc dù trường công lập và NCL song song tồn tại, có mối quan hệ tương trợ, thúc đẩy sự phát triển chung của nền giáo dục nhưng trong tư tưởng của nhiều người vẫn có sự phân biệt giữa hai loại hình trường. Đội ngũ nhân sự của trường NCL thường xuyên biến động và một trong những nguyên nhân là do giáo viên trường NCL nếu có cơ hội thì sẽ chuyển công tác sang các trường công lập. Nguồn đảng viên trong chi bộ trường NCL cũng vì thế bị hao hụt đáng kể.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 7

Là một trong số đó, cô giáo Nguyễn Thị Thu, trú tại quận Hà Đông chia sẻ: “Lúc mới ra trường, tôi chọn môi trường năng động của trường NCL để rèn nghề và học hỏi kỹ năng cần thiết. Tuy vậy, tôi vẫn để ý các đợt tuyển viên chức ở trường công lập để nộp hồ sơ, chờ cơ hội được tuyển dụng. Với tôi, môi trường NCL vất vả và quá áp lực; lương khởi điểm thì cao hơn nhưng tổng thu nhập lại không bằng trường công lập (vì giáo viên công lập có thời gian dạy thêm); bên cạnh đó, một số chính sách khác như thăng hạng giáo viên, chế độ thâm niên đứng lớp ở trường NCL chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ. Giống như tôi, không ít đồng nghiệp đã lập tức chuyển công tác khi đỗ viên chức vào trường công”.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 8

Tương tự khó khăn trong công tác tuyển dụng và giữ chân giáo viên, các chi bộ trường NCL cũng gặp khó trong tạo nguồn đảng viên dự bị, vì vậy việc không hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng là không hiếm. Về vấn đề này, Phó Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng Mai Hữu Hưng chia sẻ, chi bộ của trường thường đăng ký chỉ tiêu mỗi năm kết nạp 1 đảng viên mới nhưng có thời điểm 2-3 năm mới kết nạp được 1 đồng chí đứng trong hàng ngũ của đảng. Cũng có trường hợp, sau khi được giới thiệu đi học và hoàn thành lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng nhưng chi bộ không thể thực hiện được các bước tiếp theo do giáo viên xin chuyển công tác đột ngột.

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 9

So với 7 đảng viên của buổi đầu thành lập, đến nay, Chi bộ trường THCS & THPT M.V Lômônôxốp có 37 đảng viên; Chi bộ trường THPT Đinh Tiên Hoàng có 17 đảng viên còn Chi bộ trường THPT Đông Đô có 18 đảng viên chính thức. Trải qua không ít khó khăn nhưng theo ghi nhận và đánh giá chung, chi bộ của các trường NCL vẫn có sự phát triển và dần lớn mạnh qua từng năm; cùng với đó, quy trình xem xét kết nạp đảng của chi bộ luôn được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định.(Còn nữa)

Vai trò của chi bộ trong phát triển giáo dục ngoài công lập - Ảnh 10

06:18 01/12/2022