Trong số các vụ việc trên, hơn một nửa liên quan tới trẻ em, dù các em nhỏ chỉ chiếm 18% số lượng người bị giữ tại đây. Theo luật Australia, những người xin tị nạn bị chặn trên biển sẽ được gửi tới Nauru cùng một trại khác trên đảo Manus, Papua New Guinea và không bao giờ được định cư ở quốc gia này.
Số lượng người tị nạn và xin tị nạn cố tới Australia chỉ là một phần rất nhỏ so với số người muốn vào châu Âu. Tuy nhiên, nhập cư từ lâu là vấn đề nan giải ở Australia và chính sách cứng rắn về vấn đề này đều được lưỡng đảng ủng hộ. Theo báo cáo, có tổng số 1.086 trường hợp, hay 51,3% số báo cáo liên quan tới các trẻ em. 7 báo cáo liên quan tới các vụ tấn công tình dục trẻ em, 59 báo cáo về hành hạ các em nhỏ, 30 vụ trẻ em tự làm hại mình và 159 vụ đe dọa tự làm đau liên quan tới các em nhỏ. Ngoài ra, các báo cáo còn lại đề cập tới nhiều vấn đề liên quan tới trẻ em, từ tai nạn tới những hành vi xấu.
Những “bê bối” về lạm dụng người tị nạn nước ngoài ở Australia từ lâu đã trở thành vấn nạn, nhưng không được chú ý nhiều. Bởi, thứ nhất chính quyền địa phương quá chặt chẽ nên nhiều vụ việc đều bị giấu nhẹm. Thứ hai, giới truyền thông thường chú trọng tới những vụ tấn công khủng bố do người tị nạn gây ra hơn là “đào sâu” tìm hiểu nỗi đau của họ trong trại giam giữ. Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng, Australia cần phải chấm dứt chính sách “cứng rắn” về việc giam giữ người tị nạn nước ngoài tới Australia. Và rằng, những người tị nạn phải được hỗ trợ về tâm lý và thuốc men. Sự thật về trại Nauru được công bố lần này mới chỉ được coi là một sự vén màn sự thật cho những trại tị nạn khác của Australia. Điều này chứng minh rằng, để đến được những “miền đất hứa”, ngoài việc đối mặt với “tử thần”, người tị nạn còn phải đương đầu với những điều có thể trở thành nỗi ám ảnh với họ trong suốt cuộc đời.
Trại tạm giam Christmas Island |