Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao cử tri cao tuổi Anh lựa chọn rời xa EU?

Lan HươngTheo The Conversation
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Gần một tuần sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, một câu hỏi lớn được đặt ra: Tại sao số người lớn tuổi có xu hướng lựa chọn rời Liên minh châu Âu (EU) nhiều hơn tầng lớp thanh niên?

Trong một cuộc khảo sát, 69% số người trên 65 tuổi ủng hộ Brexit, trong khi tỷ lệ này ở người trẻ dưới 26 tuổi chỉ là 21%.

Bản sắc quốc gia

Bản sắc quốc gia là thúc đẩy mạnh mẽ nhất trong tất cả các lý do và điều này sẽ lý giải vì sao nhóm người cao tuổi bỏ phiếu rời EU nhiều hơn.
Cử tri lớn tuổi ủng hộ mạnh mẽ việc rời EU.
Cử tri lớn tuổi ủng hộ mạnh mẽ việc rời EU.
Nước Anh thống nhất (United Kingdom - UK) có tên gọi đầy đủ là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, bao gồm 4 vùng là England (nước Anh), Wales (xứ Wale), Scotland và Bắc Ireland. Vì vậy, mặc dù được gọi chung là nước Anh, nhưng ở mỗi vùng lại có đặc trưng riêng và người dân đôi khi coi mình là người xứ Wales, Scotland, người Anh (England) chứ không phải thuộc một nước Anh duy nhất.
Trong khi đó, phần lớn những người nhận mình là người Anh (England) ủng hộ mạnh mẽ việc rời EU. Điều quan trọng là ít nhất 44% những người trên 65 tuổi ở Anh tự nhận mình là English, trong khi chỉ có 21% số người trẻ dưới 26 tuổi có cách nghĩ tương tự.

Một khía cạnh của bản sắc chính trị liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc trưng cầu dân ý. 52% người trả lời cuộc khảo sát cho rằng, cuộc khủng hoảng di cư sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu nằm ngoài EU.

Vấn đề di cư đe dọa bản sắc và văn hóa bản địa, kết quả của việc nhiều người đến châu Âu mà không có viện pháp kiểm soát thích hợp.

Lợi ích từ EU

Khi nhìn nhận về lợi ích nhận được từ EU, người Anh có cách nhìn rất khác nhau, tùy thuộc vào việc họ nhận được gì từ hệ thống toàn cầu.

Người trẻ phản đối Brexit để được hưởng những cơ hội tự do đi lại, việc làm ở nước ngoài. Khoảng 64% người tốt nghiệp muốn Anh ở lại trong khối. Trong khi đó, người lớn tuổi tại Anh lại coi trọng đến những dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe mà phần lớn trong số đó được thực hiện bởi những người nhập cư.

"Những nhân viên chăm sóc y tế đó, một nửa trong số họ không nói được tiếng Anh", một cử tri lớn tuổi trả lời phóng viên của tờ Guardian. Những người này tỏ ra bức xúc khi số lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho mình là người nhập cư ngày một nhiều hơn, trong khi chất lượng dịch vụ y tế theo họ là "càng lúc càng giảm" vì ngân sách thiếu hụt.

"Chúng tôi muốn trở lại ngày xưa, khi nước Anh có vị thế lấn át. Thế nên khi phe Brexit nói rằng nếu rời khỏi EU, chúng tôi sẽ lấy lại được đất nước và khôi phục chủ quyền của mình, chúng tôi cảm thấy bị thuyết phục", bà Cecil - một cử tri cao tuổi nói.