Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao Mỹ và NATO không nên can dự vào xung đột Nga - Ukraine?

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các chuyên gia đứng trên lập trường phương Tây hầu hết cho rằng Mỹ và đồng minh cần tránh những "cám dỗ" từ lời kêu gọi quân sự của Kiev.

Kể từ khi cuộc đụng độ giữa lực lượng Hải quân Nga - Ukraine nổ ra ngoài khời bán đảo Crimea, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã liên tục đang thúc đẩy Mỹ và NATO tham gia vào cuộc xung đột hiện tại một cách tích cực hơn.
Cụ thể, Kiev đang thúc giục NATO triển khai tàu chiến đến biển Azov - một đề xuất đã bị Moscow chỉ trích là sự khiêu khích có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước sau những gì đã xảy ra hôm 25/11 tại eo biển Kerch. Phía Nhà Trắng có động thái thể hiện quan điểm cứng rắn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy bỏ một cuộc họp dự kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina với lý do rằng Moscow đã không trả tự do cho các tàu và thủy thủ Ukraine đã bị nước này bắt giữ sau vụ đụng độ.
Dù lên án hành động của Nga nhưng NATO tuyên bố sẽ không gửi tàu đến khu vực này, mặc dù vẫn lưu ý rằng liên minh này đã và đang có sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực, khi các tàu NATO thường xuyên tuần tra và tiến hành các bài tập ở Biển Đen, đặc biệt là các nước Bulgaria, Rumani hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Khoảnh khắc hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ phớt lờ nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 31/11. 
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Poroshenko tìm cách kéo lãnh đạo Mỹ hay các chính trị gia phương Tây tham gia vào cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev, đặc biệt là kể từ khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay, những lời kêu gọi đó mới chỉ được nhận được sự hồi đáp đáng kể nhất là các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga cho những hành động mà phương Tây xem là sự viện trợ của Moscow với các phiến quân miền đông Ukraine nhằm chống lại chính phủ Kiev. Ngoài ra, Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine một số vũ khí phòng thủ cũng như vật tư y tế. Vậy nhưng, sẽ là khôn ngoan nếu Mỹ và NATO từ chối lời yêu cầu hỗ trợ mới nhất từ ông Poroshenko.
Lý giải cho luận điểm này, nhà phê bình Daniel Larison của tạp chí The American Conservative cho biết, các nước NATO không có lý do gì để tham gia vào tranh chấp này. Liên minh không có nghĩa vụ hỗ trợ phòng thủ cho Ukraine khi nước này không phải là thành viên của NATO. Việc triển khai các tàu của NATO vào khu vực này sẽ gây ra một sự đối đầu vô nguy hiểm không cần thiết. Theo AP, một hiệp ước năm 2003 giữa Nga và Ukraine đã quy định rằng sự cho phép của cả hai nước là cần thiết đối với bất cứ tàu chiến nào đi vào vùng biển nội địa này. Nga rõ ràng sẽ không cho phép tàu NATO vào, trong khi không có lý do thuyết phục nào cho việc NATO nên tham gia vào cuộc xung đột này.
Chuyên gia về các vấn đề Ukraine Dave Schuler cũng cho thấy một quan điểm tương tự, nhưng với một góc nhìn khách quan hơn về hiệp ước năm 2003 của Moscow - Kiev. Theo ông, hiệp ước này đã được ký kết bởi một chính phủ khác - ủng hộ Nga hơn, bởi vậy những xung đột hiện nay trong việc vi phạm thỏa thuận lâu đời này không phải là điều quá bất ngờ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Mỹ và NATO hoàn toàn không thể giải quyết cuộc khủng hoảng. Các chuyên gia lưu ý, giải pháp tốt nhất lúc này là đặt áp lực lên cả hai quốc gia nhằm giảm căng thẳng hiện tại. Đối với Nga, điều đó có nghĩa là kếu gọi nước này phải trả tự do cho các thủy thủ và số tàu đã bị bắt giữ từ phía Ukraine. Trong khi với Ukraine, những áp lực sẽ khuyến khích nước này lùi bước trong quyết định thắt chặt thiết quân luật toàn quốc gần đây.
Tóm lại, giới phân tích phương Tây cho rằng các chính quyền quốc gia nước mình cần cho người Nga thấy rằng họ đang mạo hiểm với khả năng gia tăng các biện pháp trừng phạt khi nước này vẫn tiếp tục hành động đi ngược lại với kỳ vọng của quốc tế, nhưng đồng thời cũng phải làm cần phải làm rõ với chính quyền Ukraine rằng cần chủ động hành động phù hợp thay vì trông chờ Mỹ hay NATO ứng cứu.