Việt Nam thông tin với các nước liên quan việc nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông
Quan điểm của Việt Nam đã được nêu rất rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao về việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 18/7, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng thông tin, để thể hiện thiện chí và tinh thần trách nhiệm, Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về vấn đề này qua kênh ngoại giao.
"Các cuộc trao đổi đều diễn ra trong không khí chân thành, hữu nghị và thẳng thắn. Các nước đều ghi nhận và tôn trọng quyền của Việt Nam về việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý, phù hợp với quy định tại điều 46 Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982," bà Hằng chia sẻ.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao trước đó, sáng ngày 17/7 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp quốc (CLCS).
Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi về việc Nga và Trung Quốc gần đây triển khai tập trận chung trên Biển Đông, bà Phạm Thu Hằng khẳng định quan điểm của Việt Nam là hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp vào hòa bình ổn định và phát triển trong khu vực cũng như thế giới.

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông
Kinhtedothi - Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông
Kinhtedothi - “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam," theo đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu các bên tuân thủ luật quốc tế khi diễn tập trên Biển Đông
Kinhtedothi - Việt Nam bày tỏ mong muốn các bên liên quan trên Biển Đông sẽ tôn trọng luật pháp quốc tế.