80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vinalines dự tính thu 5.600 tỷ đồng bán cổ phần công ty mẹ

Kinhtedothi - Tỷ lệ vốn Nhà nước tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ chỉ còn 36% sau cổ phần hóa.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa hoàn tất phương án cổ phần hóa công ty mẹ sau nhiều lần dự thảo và được Bộ Giao thông góp ý kiến. Theo tờ trình mới nhất, Vinalines dự kiến sẽ bán tới 64% cổ phần và Nhà nước chỉ còn nắm giữ 36% tại công ty mẹ đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. 

Giá trị thực tế của doanh nghiệp được xác định để cổ phần hóa xấp xỉ 21.300 tỷ đồng, song vốn Nhà nước chưa tới 9.000 tỷ. Với kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 300 tỷ đồng thì số cổ phần phát hành lần đầu được đề xuất là 930 triệu.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cơ cấu cổ phần được dự kiến như sau: Nhà nước nắm giữ gần 335 triệu (36%). Số bán ra bên ngoài xấp xỉ 314 triệu cổ phần (33,75%). Trong số này có 280 triệu cổ phần sẽ đấu giá công khai, còn trên 33,6 triệu cổ phần (3,6%) được bán cho nhà đầu tư là chủ nợ chấp nhận chuyển nợ thành vốn góp.

Ngoài số ít bán cho cán bộ và người lao động, 279 triệu cổ phần còn lại (30%) giành để bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Vinalines tính toán, nếu bán hết số cổ phần trên, doanh nghiệp sẽ thu về hơn 5.600 tỷ đồng, trong đó một nửa đến từ phần bán đấu giá công khai, nửa còn lại từ việc bán cho đối tác chiến lược.

Nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng một trong hai nhóm các tiêu chí sau: hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải; Có cam kết gắn bó lợi ích lâu dài để hỗ trợ công ty cổ phần trong một hoặc một số lĩnh vực mà Tổng công ty đang hoạt động.

Nhà đầu tư cũng không đươc chuyển nhượng số cổ phần trong thời hạn tối thiểu 5 năm. Ngoài ra, đối tác chiến lược cũng có thể là các doanh nghiệp ngoài ngành hoặc tổ chức tài chính nhưng quy mô vốn điều lệ phải trên 1.000 tỷ đồng.

Liên quan đến việc chuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, Vinalines kiến nghị cho phép các chủ nợ được hoán đổi trực tiếp mà không phải đặt cọc, không phải thanh toán tiền mua cổ phần về tài khoản phong tỏa của Tổng công ty.  
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhận thức và truyền thông song hành đảm bảo an ninh năng lượng

Nhận thức và truyền thông song hành đảm bảo an ninh năng lượng

24 Jul, 06:19 PM

Kinhtedothi - Nhận thức cộng đồng và truyền thông song hành trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh nguồn cung năng lượng toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức. Từ đó, hiện thực và cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95

PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95

24 Jul, 08:35 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/8/2025, PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95 tại các cửa hàng xăng dầu (CHXD) trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hải Phòng. Sau giai đoạn thí điểm, PVOIL sẽ tiếp tục nâng cấp, chuyển đổi và phát triển điểm bán xăng E10; sẵn sàng thực hiện lộ trình sử dụng xăng E10 từ ngày 1/1/2026.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà Rạng Đông có gì?

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà Rạng Đông có gì?

24 Jul, 08:31 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá điện tăng đều qua các năm và nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng lớn, đặc biệt trong mùa nắng nóng, nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức đang tìm đến các giải pháp năng lượng bền vững nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn điện và thể hiện trách nhiệm với môi trường.  Trên những nhu cầu thực tế đó, Rạng Đông đã phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà như một giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng thực tế của khách hàng.

Chuyển đổi xanh - cơ hội vàng để kiến tạo những giá trị mới cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi xanh - cơ hội vàng để kiến tạo những giá trị mới cho doanh nghiệp Việt

23 Jul, 08:46 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài nguyên ngày càng gay gắt, "chuyển đổi xanh" đã vượt lên trên định nghĩa của một xu hướng hay một lựa chọn chiến lược đơn thuần để trở thành một yêu cầu sống còn, một lộ trình tất yếu mà mỗi doanh nghiệp Việt cần phải dấn thân để tồn tại và phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ