Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: chuyển tiếp quản lý dự án sau sắp xếp, kiện toàn bộ máy chính quyền 2 cấp

Kinhtedothi - Trước lộ trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính, kiện toàn chính quyền địa phương 2 cấp, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành hướng dẫn chi tiết về việc chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công. Đây là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo tính liên tục, hiệu quả, tránh lãng phí và ngưng trệ trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.

Các dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được yêu cầu rà soát nhằm chuẩn bị cho công tác bàn giao, tiếp nhận quản lý sau khi kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh minh họa: Sỹ Hào. 

Rà soát toàn diện các chương trình, dự án đầu tư công trước khi bàn giao 

Theo đó, Văn bản số 4382/UBND-KT5 do Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông ký ban hành, yêu cầu các sở, ban, ngành cùng UBND các cấp, các Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành, khu vực cần thực hiện nhiều nội dung quan trọng liên quan đến bàn giao, chuyển tiếp các dự án đầu tư công.

Cụ thể, đối với dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, nếu chỉ liên quan đến một đơn vị hành chính cấp xã/phường mới sau sáp nhập, UBND cấp xã/phường mới sẽ tiếp nhận làm chủ đầu tư và cấp quyết định đầu tư; nếu liên quan đến 2 đơn vị hành chính trở lên, Ban QLDA cấp tỉnh sẽ tiếp nhận quản lý và là cấp quyết định đầu tư.

Đối với dự án do Chủ tịch UBND cấp xã (trước sáp nhập) quyết định đầu tư, sẽ được bàn giao lại cho UBND cấp xã mới sau sáp nhập để tiếp tục quản lý và đầu tư.

Dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư nhưng giao UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, phải hoàn tất rà soát, lập danh mục hồ sơ từng dự án (bao gồm hồ sơ pháp lý, hợp đồng, hồ sơ thanh quyết toán, nghiệm thu khối lượng, quản lý chất lượng; hồ sơ liên quan đến bồi thường GPMB; tổng số vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn đã phân bổ; số dư tạm ứng các năm trước phải theo dõi để thu hồi; nhu cầu vốn còn thiếu) và bàn giao cho các Ban QLDA cấp tỉnh trước ngày 30/6/2025.

Các dự án bàn giao sẽ được phân loại cụ thể theo lĩnh vực, cụ thể, dự án giao thông bàn giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông; dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn bàn giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; các lĩnh vực còn lại như dân dụng, y tế, giáo dục, văn hóa… bàn giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

Nguyên tắc tiếp nhận và trách nhiệm phối hợp

Từ đầu tháng 5/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát toàn diện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công. Nội dung rà soát bao gồm: các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, kế hoạch năm 2025; các dự án chuyển tiếp từ các năm trước, chưa bố trí đủ vốn, chưa quyết toán; các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, kể cả các dự án đã kết thúc giải ngân nhưng đang trong giai đoạn trả nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các thông tin liên quan đến tổng mức đầu tư, nguồn vốn, tiến độ và tỷ lệ giải ngân, khó khăn vướng mắc đều phải được thống kê đầy đủ để chuẩn bị cho công tác bàn giao chuyển tiếp khi sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính.

Các dự án bàn giao sẽ được phân loại cụ thể theo lĩnh vực, ví dụ dự án giao thông bàn giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. Ảnh minh họa: Sỹ Hào.

Việc bàn giao được thực hiện theo nguyên tắc “tiếp nhận nguyên trạng”, bao gồm cả hồ sơ, kế hoạch vốn và các nghĩa vụ liên quan tại thời điểm chuyển giao. Các cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm: tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, đảm bảo không gián đoạn việc giải ngân, quyết toán, thi công; tổ chức quản lý dự án theo quy định của pháp luật ngay sau khi tiếp nhận.

Trong khi đó, các đơn vị quản lý cũ phải hoàn thành nốt các thủ tục đang dở dang (như thẩm định, giải phóng mặt bằng…) và phối hợp bàn giao nhân sự, hồ sơ cho đến khi kết thúc quá trình bàn giao. Cán bộ không được tự ý chấm dứt hợp đồng, hoặc rời vị trí khi chưa hoàn thành trách nhiệm.

UBND tỉnh cũng chỉ đạo đánh giá lại toàn bộ các công trình xây dựng cơ bản, trụ sở cơ quan đang triển khai hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án xử lý phù hợp – tiếp tục triển khai, điều chỉnh mục đích sử dụng hoặc dừng, để tránh lãng phí ngân sách.

Hướng dẫn chuyển tiếp đầu tư công được đánh giá là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo quá trình sắp xếp địa giới hành chính tại Vĩnh Phúc diễn ra hiệu quả, giữ vững tính ổn định, liên tục trong hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

Vĩnh Phúc: siết chặt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Vĩnh Phúc: siết chặt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố được giao tham mưu thực hiện một cửa liên thông

Hà Nội: Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố được giao tham mưu thực hiện một cửa liên thông

13 Jun, 08:57 AM

Kinhtedothi-Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ tham mưu UBND Thành phố trong việc triển khai Nghị định số 118/2025/NĐ-CP quy định việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Vĩnh Phúc: chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp

10 Jun, 12:38 PM

Kinhtedothi - Trước thực trạng tụt giảm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm công vụ, đồng thời tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh cho doanh nghiệp.

Đổi mới tư duy, hòa quyện nhận thức và hành động­

Đổi mới tư duy, hòa quyện nhận thức và hành động­

09 Jun, 05:43 AM

Kinhtedothi - Các đơn vị đang tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó cho thấy, với sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy, cách làm, đã lan tỏa những mô hình tốt trong học tập và làm theo Bác trong thực tiễn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ