Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vốn FDI vào bất động sản giảm sút mạnh

Kinhtedothi – Cùng chung khó khăn với các ngành nghề kinh tế khác, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản giảm sút mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Vẫn nhiều khó khăn

Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so cùng kỳ năm 2022.

Nhìn chung, vốn FDI đầu tư vào các ngành nghề kinh tế đều giảm nhẹ, riêng BĐS ghi nhận giảm sút mạnh nhất, với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước, mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư.

Thị trường BĐS vẫn đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung dự án mới. Ảnh minh họa

Trong những năm qua, BĐS luôn là lĩnh vực đứng thứ 2 về thu hút dòng vốn ngoại, việc sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 cũng đã phản ánh thực chất bức tranh của thị trường. Tuy nhiên, có tín hiệu vui là tín dụng BĐS đã tăng tới 9,78%, gấp 3 lần tín dụng chung của nền kinh tế, bởi các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho những dự án có phương án vay vốn khả thi theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, lãi suất vay các ngân hàng có sự điều chỉnh giảm rõ rệt. Cụ thể, trong tháng 7/2023, dao động từ 8,5 - 11,8%, giảm từ 0,4 - 5,5% so với đầu năm 2023. Cùng với động thái giảm lãi suất, điều kiện được vay vốn cũng là đề tài nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các phía. Nhưng các ngân hàng bắt đầu thể hiện sự quyết liệt hơn trong việc xiết nợ và rao bán những BĐS không còn khả năng thanh toán.

“Chỉ trong vòng 4 tháng, thị trường chứng kiến tới 4 đợt giảm lãi suất, sẽ có độ trễ nhất định khi các quyết định này thật sự tác động đến thị trường. Nhưng những động thái này phần nào giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và góp thêm tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS” – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhìn nhận.

Cần điều chỉnh kịp thời chính sách

Các chuyên gia đều cho rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vì vậy, để tiếp tục phát huy nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng cần triển khai các giải pháp: Rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu và thay đổi trong chiến lược thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới; Tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Cùng với đó, Chính phủ cần đẩy nhanh việc đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động, củng cố niềm tin và sự an tâm của nhà đầu tư nước ngoài; Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có năng lực, khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững.

Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án điện, tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và biện pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính…

“Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và chi tiết về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các đối tượng trong việc soát xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ, nhằm sớm chấm dứt tình trạng hồ sơ, văn bản của doanh nghiệp bị “om” và “đùn đẩy”, gây mất thời gian, tốn nhiều chi phí cho DN.  Tập trung sửa đổi, ban hành các Nghị định, Thông tư liên quan đến chuyển nhượng dự án, tính tiền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch nhà ở xã hội... Đây đang là những rào cản rất lớn gây ách tách và nghẽn mạch thị trường, nếu không sớm được giải quyết sẽ khiến tình trạng khó khăn tiếp tục kéo dài” – Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Chí Thanh kiến nghị.

Thị trường bất động sản: Sương mù vẫn bao phủ

Thị trường bất động sản: Sương mù vẫn bao phủ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

14 Jul, 08:27 AM

Kinhtedothi - Với mục tiêu thu hút vốn lớn, tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục và đồng hành cùng doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) vừa thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các dự án trọng điểm. Mô hình “một cửa tại chỗ, chuyên trách, đồng hành” được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho Khu kinh tế động lực này bứt phá, hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng và bất động sản du lịch quy mô khu vực.

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

12 Jul, 06:07 PM

Kinhtedothi - Sau quá trình sáp nhập mở rộng không gian phát triển, khu vực Đông Bắc TP Hồ Chí Minh gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh Bình Dương – đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” bất động sản hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Không chỉ nhờ vị trí chiến lược, khu vực này còn ghi điểm nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng hiệu quả và định hướng phát triển thành đô thị thông minh tích hợp đa chức năng.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ