Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ là do trong quá trình xét xử, một số lời khai của các bị cáo còn mâu thuẫn và đồng thời xuất hiện chứng cứ mới không thể làm rõ tại phiên tòa…
Đáng chú ý, 14 đồng phạm cùng bị đưa ra xét xử với bị cáo Hiển đều nguyên là Giám đốc, Phó Giám đốc và cán bộ của DN. Trong số 15 bị cáo ở vụ án, có 5 đối tượng từng giữ chức Giám đốc hoặc cán bộ DN có vốn Nhà nước. Vì vậy, các bị cáo này đều bị xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Bị cáo Lê Quý Hiển (hàng đầu ngoài cùng bên trái) cùng các bị cáo tại phiên tòa. |
Theo cáo trạng, lợi dụng chức vụ của bản thân, từ tháng 11/2011 - 3/2012, Hiển liên tiếp ký và phát hành 9 chứng thư bảo lãnh thanh toán khống đối với 5 DN để cùng đồng phạm chiếm đoạt gần 150 tỷ đồng. Cụ thể, tháng 11/2011, bị cáo Đỗ Thị Trang (SN 1978, ở phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) – nguyên Giám đốc Công ty CP Đầu tư sản xuất và Thương mại Việt Thanh (Công ty Việt Thanh) đã bàn bạc và thống nhất với Hiển để ký khống 2 chứng thư bảo lãnh thanh toán với số tiền 18,4 tỷ đồng để công ty này đủ điều kiện mua bán hàng hóa với Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico). Sau đó, cùng với các chứng thư bảo lãnh thanh toán nêu trên, Trang còn nhờ Giám đốc của 2 DN tư nhân xuất các chứng từ nhằm thể hiện Công ty Việt Thanh có các hoạt động kinh doanh thật sự.
Sau khi tạo được niềm tin với đối tác, ngày 25/11/2011, Trang đã lấy tư cách Giám đốc của Công ty Việt Thanh để ký hợp đồng mua 1.150 tấn thép xây dựng của Hadico với giá trị hơn 19 tỷ đồng theo hình thức trả chậm. Tuy nhiên, sau khi nhận được thép từ đối tác, Trang đã nhanh chóng bán hết rồi thu tiền về ăn chia với Hiển. Trong số tiền hơn 19 tỷ đồng lừa đảo được từ đối tác, bị cáo Hiển chiếm hưởng phần lớn với khoảng hơn 17 tỷ đồng.Cũng theo cáo trạng, bị cáo Hiển đã cấu kết với Nguyễn Tô Hiệu (SN 1978, ở phường Văn Quán, quận Hà Đông) – là Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Nhật Nam dùng thủ đoạn gian dối để sử dụng chứng thư bảo lãnh thanh toán cho công ty này ký hợp đồng mua bán thép với Công ty TNHH Thép Thành Đô (bên thụ hưởng bảo lãnh) để chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng đến nay chưa khắc phục được.Tương tự, bị cáo Hiển còn cấu kết với Nguyễn Tuấn Anh (SN 1977, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) – là Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất vật liệu mới Á Âu dùng thủ đoạn gian dối và sử dụng 3 chứng thư bảo lãnh thanh toán để cho công ty này ký kết hợp đồng mua bán thép với Công ty CP Dịch vụ viễn thông An Đô (bên thụ hưởng bảo lãnh) chiếm đoạt số tiền hơn 10 tỷ đồng…Đại diện HD Bank cho biết, các chứng thư bảo lãnh không tuân thủ quy định và quy trình nội bộ của ngân hàng. Bị cáo Hiển đã tự ý ký tên và đóng dấu nên phải tự chịu trách nhiệm. Vì vậy, ngân hàng không nhận trách nhiệm đối với các chứng thư bảo lãnh khống này. Tuy nhiên, các DN thiệt hại đều cho rằng ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán tiền bảo lãnh như cam kết.Theo cáo buộc, bị cáo Lê Quý Hiển còn phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền 8,8 tỷ đồng cho Hadico; 3,9 tỷ đồng cho Công ty Thép Thành Đô; 8,7 tỷ đồng cho Công ty CP Đầu tư PV2 và 23 tỷ đồng cho Công ty CP Vật tư xăng dầu (Comeco). Bên cạnh đó, do bị cáo Hiển bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự nên có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. |