Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vướng đến đâu, gỡ đến đó

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 30/7, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cùng đoàn công tác liên ngành của TP đã...

Kinhtedothi - Ngày 30/7, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cùng đoàn công tác liên ngành của TP đã có buổi làm việc với UBND quận Nam Từ Liêm về kết quả một tháng triển khai thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú và cấp lại bản chính giấy khai sinh (GKS).

Tăng thuận lợi, giảm tối đa thời gian

Thực hiện Kế hoạch 36 ngày 26/1/2015 của UBND TP về triển khai “Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính (TTHC): Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn TP Hà Nội” cũng như Thông tư liên tịch số 05 ngày 15/5/2015 của liên Bộ Tư pháp - Công an - Y tế hướng dẫn thực hiện, UBND quận Nam Từ Liêm đã nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và 10 phường: Thực hiện ngay liên thông TTHC với đối tượng trẻ em, đảm bảo thuận lợi cho người dân và giảm tối thiểu thời gian giải quyết; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, quận xây dựng “Quy chế phối hợp thực hiện liên thông về TTHC”, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và “cầm tay chỉ việc” cho cán bộ.
Giải quyết TTHC liên thông cho trẻ dưới 6 tuổi tại bộ phận một cửa phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.
Giải quyết TTHC liên thông cho trẻ dưới 6 tuổi tại bộ phận một cửa phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.
Với những giải pháp quyết liệt, từ ngày 1 - 29/7, UBND quận đã thực hiện 226 trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ dưới 6 tuổi theo liên thông, trong đó liên thông 3 trong 1 chiếm 61%; thực hiện 21 hồ sơ liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú và 23 hồ sơ xin cấp lại bản chính GKS. Đối với liên thông 3 trong 1: Thay vì người dân phải 6 lần đi lại với 27 ngày chờ đợi, thì nay chỉ cần 2 lần đến UBND phường và 5 - 7 ngày đã nhận được 3 kết quả (GKS, thẻ BHYT và đăng ký hộ khẩu thường trú). Với liên thông 2 trong 1: Thay vì người dân phải giải quyết TTHC ở phường và ở Công an quận thì nay chỉ đến UBND phường và nhận được 2 kết quả (giấy chứng tử và xóa đăng ký thường trú). Với liên thông cấp lại bản chính GKS: Người dân không phải lên bộ phận một cửa của quận mà chỉ việc ra bộ phận một cửa của phường để nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Việc gì có lợi cho dân thì ra sức làm

Dù đạt kết quả khả quan, song Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Văn Tứ cho biết: Để giải quyết bài toán liên thông TTHC 3 trong 1, cán bộ phường đang phải thực hiện đồng thời 3 phần mềm chuyên ngành (một cửa, hộ tịch và BHXH). Trong khi, cán bộ phường mỏng, các cơ quan Nhà nước đều “có lý do riêng” mà không “mở cửa” kết nối liên thông trong việc trao đổi dữ liệu, bớt thời gian giải quyết TTHC. “Giảm thời gian, thủ tục cho người dân nhưng lại thêm thời gian, công việc cho cán bộ. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xác định, cái gì mang lại lợi ích cho dân, được dân ủng hộ thì không khó khăn gì không vượt qua được” - ông Tứ khẳng định.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn biểu dương quận Nam Từ Liêm gương mẫu đi đầu trong thực hiện triển khai Thông tư 05 và đề nghị “tiếp tục xác định quan điểm: Những việc gì có lợi cho dân thì dù khó cũng ra sức mà làm”.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP, về việc nhận hồ sơ, phương án tối ưu là bố trí cán bộ tư pháp hộ tịch ngồi tại bộ phận một cửa để nhận và giải quyết hồ sơ (mỗi phường bố trí tối thiểu 2 cán bộ). Về chuyển hồ sơ, thay vì người dân “chạy lòng vòng” thì giờ cán bộ lại “chạy lòng vòng”, thay vì người dân đi 6 lần thì cán bộ phải chạy 3 lần, chưa kể nhiều rủi ro trên đường... Do đó, cần tính phương án thuê bưu điện chuyển hồ sơ đi các cơ quan và trả kết quả tận nhà cho người dân. Bên cạnh đó, các sở, ngành cần đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ cán bộ thực hiện TTHC liên thông; chia nhiều đoàn đến tận nơi kiểm tra, hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”...
Đến nay, 29/30 quận, huyện đã thực hiện liên thông TTHC trong đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; trừ Đan Phượng vẫn chưa vào cuộc vì “còn chờ hướng dẫn của TP”. Một tháng qua, toàn TP tiếp nhận 938 hồ sơ liên thông TTHC, từ đó tiết kiệm được hơn 262 triệu đồng. Trong đó, 2 đơn vị đạt kết quả cao nhất là quận Long Biên (giảm thời gian giải quyết còn 10 ngày) và Nam Từ Liêm (còn 7 ngày).
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Tống Thanh Nam