Kinhtedothi - Ngày 5/11, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, đã giao Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng TP công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến buýt với nhà ga thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư 92 tỷ đồng được chi từ nguồn vốn ngân sách TP Hồ Chí Minh. Dự án được chia làm 8 gói thầu, với mục tiêu tổ chức mạng lưới tuyến xe buýt kết nối với các nhà ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng 67 nhà chờ xe buýt, 196 trụ dừng xe buýt tại 11 vị trí lân cận các nhà ga và dọc 2 bên các tuyến đường thuộc mạng lưới tuyến xe buýt kết nối với các nhà ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Song song với đó, TP cũng đã có kế hoạch xây dựng mới các bãi dừng, đỗ cho các phương tiện công cộng với tổng diện tích khoảng 3.260m2 tại 2 vị trí lân cận nhà ga công viên Văn Thánh, Bình Thái…
Ngoài ra, còn có 5 bãi đỗ phương tiện cá nhân với tổng diện tích khoảng 5.472m2 sẽ được bố trí tại các vị trí lân cận các nhà ga, gồm công viên Văn Thánh, Thảo Điền, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái. Tại khu vực nhà điều hành 5 bãi xe này sẽ bao gồm các công trình nhà vệ sinh phục vụ người dân.
Dự kiến sẽ lựa chọn nhà thầu và triển khai ngay trong năm nay. Thời gian thực hiện 360 ngày trong năm 2024 kể từ khi ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu.
Mạng lưới liên kết xe buýt và các phương tiện cá nhân vào metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ giúp gia tăng tiện ích, kết nối lộ trình cho người dân TP trong việc di chuyển trên hệ thống Metro.
TP HCM: xây dựng các công trình kết nối với metro Bến Thành - Suối Tiên
Được biết, metro số 1 là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP Hồ Chí Minh được khởi chông năm 2012, có tổng chiều dài 19,7km, bao gồm 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao.
Toàn tuyến có 14 nhà ga, trong đó có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao, tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là 43.700 tỷ đồng. Lộ trình di chuyển đi qua các địa phương, như: quận 1, quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) và TP Dĩ An (Bình Dương). Khi đi vào vận hành, tốc độ tối đa của tàu là 110 km/giờ (đoạn trên cao) và 80 km/giờ (đoạn hầm).
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, hiện toàn dự án đã hoàn thành hơn 95% khối lượng công việc. Đơn vị này cho biết, đang nỗ lực phối hợp với các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm hoàn tất công tác thi công vào cuối quý IV/2023 và đưa vào vận hành thương mại.
Kinhtedothi - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương.
Kinhtedothi - Chiều 15/4, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi thực địa, nghe báo cáo về dự án xây dựng nút giao thông An Phú, khảo sát dự án xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).
Kinhtedothi - Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng được lùi thời gian hoàn thành đến năm 2030, thay vì 2026 như kế hoạch.
Kinhtedothi - Từ ngày 27/3 đến 3/4, qua hệ thống camera giám sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Giang) phát hiện 183 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Kinhtedothi - Khoảng 17 giờ 5 ngày 5/4, tại khu vực ngã 3 Nguyễn Văn Linh - đường vòng cầu Niệm (Lê Chân, Hải Phòng), tài xế Nguyễn Văn Hà (SN 1965, quê Hưng Yên) lái xe đầu kéo BKS 29H - 069.14, kéo theo rơ moóc BKS 29R - 504.50 chở theo 1 cuộn tôn nặng 28 tấn, được chằng bằng xích sắt.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 6/4/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (Dự án).