Saturday, 08:33 01/05/2021
[Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo: Giải pháp nào triệt để?] Bài cuối: Hài hòa lợi ích hai bên
Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, nhiều chuyên gia cho rằng, để xử lý tận gốc nhà siêu mỏng, siêu méo, bảo đảm phát triển theo quy hoạch tổng thể, đồng thời tạo bộ mặt văn minh, hiện đại cho các tuyến phố, đường mới mở thì Hà Nội thực hiện việc thu hồi thêm diện tích đất hai bên đường để bán đấu giá như phương án TP Hồ Chí Minh đề xuất mới đây được coi là hợp lý. Tuy nhiên, để thực hiện thành công theo phương án này thì cần chú ý đến những đặc thù tại địa phương.
>>> Bài 2: Những lỗ hổng pháp lý>>> Bài 3: Hệ lụy từ giá trị đất mặt tiền>>> Bài 4: Gỡ nút thắt từ quy hoạch
GS. TSKH Đặng Hùng Võ |
Phương thức của Hà Nội hiện nay là mở rộng hạ tầng đến đâu thu hồi đất đến đó, có hộ gia đình mất hoàn toàn đất cho hạ tầng, có hộ còn lại một phần, có hộ trước đây đất ở phía sau nay lại được ra mặt phố. Điều này tạo ra sự bất công và cả sự bất ổn xã hội vì khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo liên quan đến quy hoạch, quyết định thu hồi đất, giá đất, mức bồi thường đang chiếm khoảng 50% số lượng khiếu tố của dân.Phương thức thu hồi đất mới đưa ra trong đề án của TP Hồ Chí Minh là giải pháp chuyển dịch đất đai khắc phục được mọi nhược điểm hiện tại, lợi ích từ hạ tầng mới được chia sẻ hợp lý giữa Nhà nước và người đang sử dụng đất. Nhà nước không mất ngân sách để GPMB, người đang sử dụng đất dễ đồng thuận, bảo đảm công bằng xã hội và đường phố được quy hoạch lại, nhà “siêu mỏng, siêu méo” chắc chắn được dẹp bỏ. Hơn nữa, phương thức làm này không chỉ áp dụng cho mở rộng đường, còn có thể áp dụng cho nâng cấp đô thị, xây dựng đô thị mới, cải tạo chung cư.Điều khó khăn là tìm ra phương án quy hoạch gắn với phân bổ lại đất đai cho những người đang sử dụng đất sao cho đạt được đồng thuận theo đa số. Khi triển khai, cần bảo đảm nguyên tắc quản trị tốt gồm 3 yếu tố: Một là công khai, minh bạch thông tin; hai là tạo cơ chế để người dân tham gia giám sát và ba là bên quản lý, bên triển khai phải thực hiện trách nhiệm giải trình trước các ý kiến giám sát của các tổ chức công dân.
Chuyên gia Trần Khánh Quang |
Trước hết phải khẳng định, Đề án thu hồi đất hai bên đường mới để bán đấu giá của TP Hồ Chí Minh là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Điểm ghi nhận trong đề án này là tạo ra giá trị đất cao nhất. Vì khi đường đi đến đâu thì bất động sản hai bên đường sẽ tăng giá rất nhiều lần so với đất hiện hữu. Vì vậy, không chỉ riêng TP Hồ Chí Minh, có thể áp dụng đề án ở nhiều địa phương khác trên cả nước, mà phù hợp nhất có thể kể đến là Hà Nội.Tại sao Hà Nội lại phù hợp, như chúng ta đã biết, Hà Nội có dân cư chủ yếu tập trung ở trung tâm, trong khi vùng ngoại thành lại rất vắng. Nếu đề án triển khai thành công, sẽ giúp các vùng ngoại thành Hà Nội thu hút dân cư, hình thành nên các khu thương mại, dịch vụ… từ đó tạo tiền đề xây dựng đô thị đạt chuẩn, thúc đẩy kinh tế phát triển.Tuy nhiên, cái hay nhất cũng chính là cái khó nhất khi thực hiện đề án. Vì thực tế quy trình thu hồi, bồi thường, đấu giá rất khó. Giờ phải giải toả bổ sung thêm mấy chục mét làm quỹ đất đấu giá tất nhiên không phải chuyện dễ dàng. Chưa kể, khi thu hồi đất làm đường người dân sẽ dễ dàng ủng hộ còn giải tỏa để lấy đất đấu giá thì người dân đòi hỏi mức bồi thường cao hơn. Hoặc họ sẽ yêu cầu quyền ưu tiên đấu giá để được tái định cư tại chỗ…Do đó, để đề án thành công cần phải bảo đảm hài hoà giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích người dân. Vì mục đích cuối cùng của việc làm đường mới là phục vụ cho dân địa phương tại chỗ.
Ông Nguyễn Văn Đực |
TS.KTS Trần Minh Tùng |