Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?

Kinhtedothi - Với dư địa thị trường lớn, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Sầu riêng đông lạnh Việt Nam có cơ hội lớn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Thị trường giàu tiềm năng

Thông tin từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, trung bình mỗi năm, tổng giá trị nhập khẩu quả sầu riêng tươi của Trung Quốc vào khoảng 7 tỷ USD. Dự kiến trong một vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.

Năm 2023, Trung Quốc đã nhập 1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh, chủ yếu từ Thái Lan và Malaysia. Con số này dự kiến cũng sẽ tăng. Nguyên nhân là bởi sầu riêng tươi chỉ có 30% là cơm, 70% là hạt, vỏ phải loại bỏ, gây ô nhiễm môi trường.

Người tiêu dùng ở Trung Quốc được nhận định sẽ sớm chuyển sang sản phẩm đông lạnh, vì nó phù hợp hơn. Điều này đến từ việc sầu riêng đông lạnh có thời gian bảo quản dài, có thể sử dụng luôn hoặc dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm khác...

Có thể thấy, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này sẽ mở ra cơ hội thu về hàng tỷ USD cho sầu riêng Việt Nam, dù thực tế ngành sầu riêng cấp đông trong nước hiện nay vẫn còn nhiều thách thức.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, vừa qua, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Với Nghị định thư vừa ký kết, năng lực hiện tại và nhu cầu của thị trường Trung Quốc, dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam có thể đạt hàng trăm triệu USD.

Bảo đảm truy xuất nguồn gốc của sầu riêng là một trong những yếu tố cơ bản mà các doanh nghiệp cần đáp ứng.

Doanh nghiệp cần làm gì?

Bên cạnh tiềm năng lớn từ thị trường, ngành hàng sầu riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn. Một trong những thách thức mà nông dân, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là Trung Quốc đang trồng thử nghiệm 2.700ha sầu riêng tại phía nam đảo Hải Nam.

Tiếp đến, việc một số doanh nghiệp Việt Nam chưa có ý thức tuân thủ Nghị định thư đã ký giữa hai nước, khiến nhiều vi phạm kỹ thuật xảy ra. Nếu không chấn chỉnh, không nâng cao nhận thức về tuân thủ quy định, thì Trung Quốc sẽ có biện pháp xử lý. Đây là điều rất không đáng có, chỉ vì vài doanh nghiệp vi phạm mà cả ngành hàng bị ảnh hưởng.

Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức thông tin, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện Nghị định thư về xuất khẩu mặt hàng sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Theo đó, đối với sầu riêng đông lạnh, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các doanh nghiệp phải thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả; tiến hành in trên nhãn bao bì sản phẩm, mã đăng ký sản xuất thực phẩm xuất khẩu và số đăng ký kiểm dịch được cấp.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh, Trung Quốc có quy định rất rõ ràng và chặt chẽ nhằm đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu an toàn cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, doanh nghiệp cần nộp đầy đủ hồ sơ, đáp ứng đủ các tiêu chí để xuất khẩu thực phẩm sang thị trường 1,4 tỷ dân một cách thuận lợi.

Trong thời gian tới, ông Huỳnh Tấn Đạt lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực vật đối với xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Phía Cục Bảo vệ thực vật cũng kiến nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ những quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm trong sản xuất, đóng gói sầu riêng đông lạnh, nhất là trong việc sử dụng mã số, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.

Cùng với nghiên cứu kỹ các quy định của Trung Quốc và tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Nghị định thư, Cục Bảo vệ thực vật khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, chế biến sầu riêng đông lạnh cần chủ động xây dựng các chuỗi liên kết thực chất từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói và doanh nghiệp xuất khẩu; đồng thời xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo cho việc truy xuất khi có yêu cầu. 

 

“Để có thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, quy định cho các địa phương, Hiệp hội, vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu…” - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Huỳnh Tấn Đạt.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: nhiều lợi thế và cơ hội

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: nhiều lợi thế và cơ hội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

23 Apr, 05:07 AM

Kinhtedothi - Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được dư luận đồng tình ủng hộ. Chính sách này kỳ vọng tiếp tục là nguồn tài chính hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và ngành nông nghiệp tiến gần hơn với nền nông nghiệp hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ