80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Kinhtedothi - Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tri ân sâu sắc những anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.

Lịch sử hình thành Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (cũ) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày làm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Tại cuộc họp này, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sĩ.

Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định rõ: “Chăm sóc người có công với cách mạng là trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Ảnh minh họa

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị số 223/CTTW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” của cả nước.

Từ đó đến nay, ngày 27/7 trở thành một ngày có ý nghĩa đặc biệt, được tổ chức trên phạm vi cả nước như một sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, gắn liền với công tác “đền ơn đáp nghĩa” trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước.

Tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống hoặc để lại một phần thân thể trên chiến trường. Đó là những người lính hy sinh nơi biên giới, hải đảo; những thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công nuôi giấu cán bộ… Sự hy sinh của họ là nền tảng vững chắc để đất nước giành độc lập, thống nhất, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Việc tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ không chỉ dừng lại ở những nghi lễ long trọng, mà còn là lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau phải sống xứng đáng, tiếp nối lý tưởng cách mạng, ra sức xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là dịp để mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, khơi dậy lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc. Những hoạt động thăm hỏi, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ; tu sửa nghĩa trang, thắp nến tri ân tại các đài tưởng niệm... đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống cộng đồng.

Bên cạnh đó, ngày 27/7 còn khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, hun đúc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường mà bao thế hệ cha anh đã lựa chọn. Đó cũng là động lực để toàn xã hội tiếp tục thực hiện tốt chính sách với người có công, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định rõ: “Chăm sóc người có công với cách mạng là trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Hàng năm, hàng chục nghìn ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng, hàng trăm nghìn phần quà được trao tận tay các gia đình chính sách, không chỉ vào ngày 27/7 mà còn xuyên suốt cả năm. Những con số ấy là minh chứng cho sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những người đã cống hiến cho đất nước.

Hà Nội: Mặt trận Thành phố gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, thân nhân gia đình chính sách

Hà Nội: Mặt trận Thành phố gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, thân nhân gia đình chính sách

Phường Tam Bình dâng hương kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phường Tam Bình dâng hương kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháng Bảy – lặng lẽ những điều thiêng liêng

Tháng Bảy – lặng lẽ những điều thiêng liêng

27 Jul, 09:14 AM

Kinhtedothi - Tháng Bảy đang khép lại nhẹ nhàng. Những ngày mưa nắng đan xen, những khoảng trời giăng mây xám nhòa, gió khẽ đưa theo chút ngậm ngùi không tên. Có gì đó chùng xuống trong tâm tưởng khi ta đi qua những ngày cuối tháng Bảy – tháng của tri ân, của lặng lẽ nhớ thương.

Văn khấn ngày rằm tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn ngày rằm tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

08 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi - Rằm tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư ngày 9/7/2025 dương lịch. Vào mỗi dịp rằm, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cúng tùy theo phong tục tập quán và điều kiện riêng nhưng đều thể hiện sự trang nghiêm và lòng thành sâu sắc. Mâm cúng thường có hoa tươi, nhang, bánh kẹo, trầu cau, những lễ vật tượng trưng cho sự thanh tịnh và kính trọng.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

28 Jun, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 28/6 hằng năm là dịp đặc biệt để mỗi người Việt Nam cùng nhau tôn vinh giá trị thiêng liêng của gia đình – nơi nuôi dưỡng tâm hồn, giữ gìn truyền thống văn hóa là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ