Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

7 món ăn, bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả trong mùa Hè

Kinhtedothi - Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả trong mùa Hè.

Canh khổ qua nhồi thịt

Khổ qua (mướp đắng) được biết đến như một thực phẩm có tác dụng giải nhiệt và hỗ trợ điều hòa đường huyết. Chiết xuất từ khổ qua chứa nhiều saponin và flavonoid, giúp giảm men gan ALT, AST và chống viêm ở mô gan.

Thịt nạc trong món nhồi cung cấp đạm chất lượng, giúp tái tạo tế bào gan mà không gây áp lực chuyển hóa.

Cách làm: Bổ dọc hoặc cắt khúc mướp đắng, bỏ ruột, ngâm nước muối loãng 15 phút cho bớt đắng. Trộn thịt xay với nấm, miến, hành tím, tiêu và gia vị. Nhồi hỗn hợp vào từng trái mướp đắng, nấu với nước dùng (có thể thêm xương để ngọt nước). Khi mướp chín mềm, nêm nếm lại, thêm hành ngò nếu thích.

Canh rau má thịt bằm

Theo Y học cổ truyền, rau má là thảo dược có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu. Nấu canh rau má thịt bằm có tác dụng bồi bổ khí huyết, thanh nhiệt và cân bằng dinh dưỡng.

Cách làm: Rau má (200g) rửa sạch, thái nhỏ; thịt nạc 100g băm nhuyễn, ướp gia vị; phi thơm hành, xào thịt bằm, cho nước vào đun sôi rồi thêm rau má vào nấu chín; nêm nếm gia vị vừa ăn.

Canh bí đao nấu tôm

Bí đao có vị ngọt, tính mát, là dược liệu thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu phù hiệu quả. Nếu những món ăn giàu đạm và chất béo mùa lễ hội khiến bạn ngán ngẩm thì canh bí đao nấu tôm là món ăn đầy đủ dinh dưỡng, thanh mát và dễ tiêu hóa cho cả gia đình.

Cách làm: Bí đao 200g gọt vỏ, cắt miếng; tôm 100g bóc bỏ vỏ, ướp gia vị; đun nước sôi, cho bí đao vào nấu mềm, thêm tôm vào; nêm nếm canh vừa ăn.

Trà atiso

Theo Đông y, atiso có vị đắng nhẹ, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol.

Cách làm: Dùng hoa atiso khô 10g hoặc tươi 1 bông rửa sạch; nấu với 1 lít nước trong 15 phút, uống thay nước hàng ngày.

Nước đậu đen

Một trong những thức uống đông y có tác dụng thanh lọc cơ thể là nước đậu đen. Đậu đen có tính mát, giúp bổ thận, lợi tiểu, tiêu phù, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, nước đậu đen giúp thải độc tố, giảm mụn nhọt, làm sáng da.

Cách làm: Đậu đen 100g rửa sạch, rang thơm. Đun với 1 lít nước trong 15 phút, uống hàng ngày.

Trà nhân trần

Nhân trần là vị thuốc quen thuộc trong đông y, có vị đắng, hơi cay, tính hơi hàn, quy vào kinh Can, Đởm và Tỳ. Trong Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân ghi rằng: "Nhân trần chủ trị hoàng đản, phát nhiệt, trướng mãn, trọc khí thượng công". Nghĩa là vị thuốc này có tác dụng nổi bật trong việc trị vàng da, tiêu phù thũng, thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, mát gan, lợi mật. Nhân trần phù hợp dùng trong mùa hè, khi gan dễ bị tích nhiệt, cơ thể mệt mỏi, nổi mụn nhọt, tiểu vàng, miệng đắng…

Cách dùng: Dùng 15 - 20g nhân trần khô, rửa sạch, hãm với 1 lít nước sôi hoặc sắc nhẹ trên bếp lửa nhỏ 10 - 15 phút. Có thể uống thay nước lọc trong ngày, nhưng không nên dùng liên tục quá dài ngày (trên 10 - 14 ngày), không kết hợp với cam thảo lâu dài vì dễ gây tương tác bất lợi cho gan, mật.

Nước râu ngô

Nước râu ngô là thức uống thanh mát, dễ làm, được sử dụng phổ biến trong mùa hè nhằm thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc gan hiệu quả. Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, quy kinh Can, Thận, Bàng quang, giúp lợi tiểu, tiêu phù, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị vàng da, viêm gan. Y học hiện đại cũng ghi nhận râu ngô giàu flavonoid, saponin, có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ giảm viêm đường tiết niệu, ổn định huyết áp và đường huyết.

Cách dùng: Rửa sạch 30 - 50g râu ngô, nấu với 1 lít nước trong 20 phút, uống thay nước hằng ngày (có thể kết hợp với mã đề, atiso để hãm uống). Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng kéo dài, tránh dùng khi râu ngô bị mốc.

Lưu ý khi dùng món ăn bài thuốc thanh nhiệt, giải độc mùa hè

- Các món ăn bài thuốc thanh nhiệt giải độc mùa hè đều có tính hàn (lạnh), nên không lạm dụng quá nhiều, vì có thể gây tiêu chảy, đau bụng ở người tỳ vị hư hàn.

- Phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp, người đang dùng thuốc tây… cần hỏi ý kiến chuyên môn trước khi dùng. Một số vị thuốc như nhân trần, diệp hạ châu, bồ công anh... có thể tương tác với thuốc tây hoặc không phù hợp với thai phụ nếu dùng liều cao, kéo dài.

- Nên chọn thảo dược sạch, không nhiễm hóa chất hay nấm mốc. Với rau củ, cần rửa kỹ và nấu chín hoàn toàn để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

- Món ăn, bài thuốc chỉ phát huy tối ưu khi kết hợp với ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, ăn uống cân bằng và vận động hợp lý.

Từ món ăn quê hương đến sản phẩm OCOP

Từ món ăn quê hương đến sản phẩm OCOP

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Thần dược” từ loại lá tưởng bỏ đi 

“Thần dược” từ loại lá tưởng bỏ đi 

23 Jun, 05:50 AM

Trong khi quả đu đủ chín mọng ngọt ngào được yêu thích vì giá trị dinh dưỡng cao, thì phần lá xanh mướt lại thường bị lãng quên. Hiện nay, khoa học hiện đại đang dần hé lộ những bí mật đáng kinh ngạc ẩn chứa trong loại lá "tưởng bỏ đi" này.

Cách uống bia tốt cho sức khỏe nhưng ít người biết

Cách uống bia tốt cho sức khỏe nhưng ít người biết

20 Jun, 04:36 PM

Kinhtedothi - Bia là một trong những thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, có độ cồn thấp nên phù hợp với mọi người. Do có cồn nên nó sẽ gây hại sức khỏe nếu bị lạm dụng. Còn nếu uống đúng cách với liều lượng vừa phải, lợi ích nhận được sẽ lớn đến khó tin.

Ai không nên ăn củ dền?

Ai không nên ăn củ dền?

19 Jun, 06:56 AM

Kinhtedothi - Màu đỏ đặc trưng cùng hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa đã khiến củ dền trở thành thực phẩm yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng củ dền.

Những thực phẩm cần hạn chế, kẻo gây tổn thương thận

Những thực phẩm cần hạn chế, kẻo gây tổn thương thận

19 Jun, 06:55 AM

Kinhtedothi - Nhiều loại thức ăn, đồ uống hằng ngày đang âm thầm gây tổn thương thận. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh tiêu thụ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tổn thương cho thận.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ