Tuy nhiên, vẫn rất khó để dự đoán những đề xuất chính sách nào sẽ xuất hiện vào năm 2018. Hiện tại là thời điểm mà các nhà lãnh đạo mới nhậm chức tại Mỹ, Pháp và Anh vẫn chưa định hình chính sách.
Đức - đầu tàu kinh tế châu Âu vẫn chưa thành lập liên minh cầm quyền kể từ cuộc bầu cử tháng 9/2017 và chiếc ghế lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn đang chờ xác nhận.
Hơn nữa, những biến chuyển trong các nền kinh tế then chốt ở khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông như Argentina, Ả Rập Saudi, Brazil cũng góp phần làm rõ hơn bức tranh triển vọng kinh tế năm tới.
Trong bối cảnh đó, Giáo sư Michael J. Boskin của Đại học Stanford University, Học giả Viện Hoover đã đưa ra 8 kỳ vọng cho nền kinh tế thế giới năm 2018:
Thứ nhất, chúng ta nên kỳ vọng mức tăng trưởng toàn cầu đồng bộ với tỷ lệ dưới 4% sẽ duy trì trong năm 2018, như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo hồi tháng 10/2017. Sự tăng trưởng không chỉ làm tăng thu nhập mà còn gây ra những vấn đề phiền hà như vay ngân hàng xấu và thâm hụt ngân sách dễ quản lý hơn. Như trong bài phát biểu vào tháng 10/1963, cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy lúc bấy giờ khi đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân đã khẳng định, “thủy triều dâng sẽ nâng đỡ tất cả con thuyền."
Sự phục hồi toàn cầu là xu hướng tất yếu nhưng tốc độ có thể chậm lại ở 3,5%. Hai rủi ro lớn nhất đe dọa kinh tế toàn cầu trong năm 2018 sẽ xuất phát từ châu Âu và các quốc gia dầu mỏ Trung Đông, nơi căng thẳng chưa hạ nhiệt trong năm qua.
Thứ hai, hãy kỳ vọng và người đứng đầu tiếp theo của FED, theo chỉ định, sẽ là Jerome Powell, sẽ tiếp tục hoặc thậm chí đẩy nhanh quá trình bình thường hoá chính sách tiền tệ, cả bằng cách tăng tỷ lệ quỹ liên bang, và giảm biên chế bảng cân đối. Như vậy sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng T.Ư lớn khác, đặc biệt là ECB sẽ có động thái tương tự.
Thứ ba, kỳ vọng về dự luật thuế của đảng Cộng hòa được ban hành sẽ hứa hẹn làn sóng đầu tư, sản lượng, năng suất lao động và tiền lương tăng lên trong thập kỷ tới. Dự luật này sẽ có hiệu lực trong năm sau và đầu tư vào Mỹ trong vài năm tới sẽ tương đối cao hơn nếu không có chính sách nào mới gây cản trở.
Thứ tư, chúng ta hãy hy vọng rằng các chính phủ ở khắp mọi nơi bắt đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong khu vực lương hưu công và chi phí chăm sóc sức khoẻ, vốn đã tăng lên trong nhiều thập kỷ qua.
Châu Âu đã trải qua thời kỳ phục hồi theo chu kỳ kinh tế, do đó trước mắt đặt ra khá nhiều thách thức cho khu vực này. Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vẫn cần phải giảm nợ chính phủ, và khu vực đồng Euro cần giải quyết khủng hoảng ngân hàng “xác sống”. Ngoài ra, cải cách cơ cấu lao động thị trường của loại tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang theo đuổi sẽ được chào đón nhiều nhất.
Thứ năm, hãy kỳ vọng vào việc Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tránh được cuộc khủng hoảng tiền tệ. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể thành lập một chính phủ liên minh và khôi phục sự ổn định chính trị cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Thứ sáu, Liên minh châu Âu (EU) và Anh có thể thỏa thuận “hợp đồng” Brexit một cách hợp lý để bảo vệ quan hệ thương mại. Rủi ro chính là sự sụt giảm trong thương mại có thể lan rộng và gây ra thiệt hại lớn hơn.
Và ngoài châu Âu, chúng ta hãy hy vọng rằng các cuộc đàm phán giữa Mỹ, Canada và Mexico đối với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ có những kết quả thuận lợi cho thương mại toàn cầu. Đối với thương mại nói chung, nguy cơ lớn nhất là chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bắt đầu một cuộc chiến thương mại.
Thứ bảy, chúng ta hãy hy vọng rằng các chính sách mới nhằm vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ tạo ra sự cân bằng giữa các mối quan tâm cạnh tranh và chính đáng của tất cả các bên liên quan. Một mặt, có lý do để lo lắng về việc tập trung quyền lực thị trường của các công ty Internet, đặc biệt là nội dung và phân phối trực tuyến và về hiệu quả của các công nghệ mới đối với sự riêng tư cá nhân, thực thi pháp luật và an ninh quốc gia. Mặt khác, các tiến bộ công nghệ mới có thể đem lại những lợi ích kinh tế to lớn…
Cuối cùng, quan trọng nhất, chúng ta hãy hy vọng rằng khủng bố sẽ bị tiếp tục bị đẩy lùi như trong năm 2017, giảm dần xung đột, dân chủ và chủ nghĩa tư bản giành lại đà tăng trưởng, và sự công khai và đối thoại chân thành trở nên phổ biến hơn. Như vậy, 2018 có thể trở thành một năm thành công cho kinh tế toàn cầu.