Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Fed: tiến thoái lưỡng nan giữa tăng trưởng và lạm phát

Chính sách thuế quan mạnh tay của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến Fed rơi vào thế khó. Trong bối cảnh các mức thuế mới đẩy giá hàng hóa nhập khẩu lên cao, lạm phát tại Mỹ vẫn là nỗi lo dai dẳng. Theo phân tích của Bloomberg Economics, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (core PCE) vẫn vượt xa ngưỡng mục tiêu 2%, điều này có thể buộc Fed phải "án binh bất động" kế hoạch nới lỏng chính sách trong năm nay.

“Chúng tôi chỉ kỳ vọng sẽ có 1 đợt giảm lãi suất vào quý 4/2025, ít hơn nhiều so với 3 lần mà thị trường đang đặt cược ”- chuyên gia kinh tế Estelle Ou nhận định. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng lên 4,8%, phản ánh nguy cơ suy thoái nếu Fed không hành động kịp thời.

Tuy nhiên, rủi ro lạm phát do chính sách thuế quan lại khiến Fed không thể hành động một cách dứt khoát. Chủ tịch Jerome Powell đã thừa nhận trong bài phát biểu gần đây rằng Fed sẽ theo dõi chặt chẽ các tác động đến giá cả tiêu dùng, song vẫn giữ quan điểm "chờ đợi và quan sát".

ECB đối mặt nguy cơ giảm phát

Tại châu Âu, ECB đang đối mặt với một cục diện hoàn toàn mới. Những “đòn thuế” của Mỹ nhắm vào hàng hóa EU đã gây xáo trộn mạnh mẽ lên thị trường, kéo theo nguy cơ nhu cầu suy yếu và áp lực giảm phát gia tăng trong trung hạn.

Lập trường bảo hộ của Mỹ đã thúc đẩy ECB cắt giảm lãi suất lần thứ 6 liên tiếp, xuống còn 2,25%, trong nỗ lực chống lại tác động kinh tế tiêu cực của thuế quan. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phải đối mặt với giai đoạn tăng trưởng trì trệ, phù hợp với dự báo chung của IMF.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde, mới đây thừa nhận rằng bức tranh toàn cảnh đang được định hình bởi "sự bất ổn đặc biệt" và sự gia tăng các tranh chấp về thuế quan đe dọa làm giảm thêm xuất khẩu, một trong những động lực chính của nền kinh tế châu Âu, do đó "triển vọng tăng trưởng đã xấu đi".

Bloomberg Economics dự đoán ECB sẽ tiến hành 2 đợt cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 9, đưa lãi suất tiền gửi xuống 1,75%. “Tăng trưởng yếu và giá cả dịch vụ chững lại sẽ buộc ECB phải hành động quyết liệt hơn,” nhà kinh tế David Powell phân tích.

BoJ: cơn gió ngược từ Washington chệch hướng kế hoạch thắt chặt tiền tệ?

Ngân hàng Trung ương (BoJ) đang phải đánh giá lại toàn bộ lộ trình tăng lãi suất trong năm 2025 sau khi chính sách thuế quan của Mỹ khiến thị trường biến động mạnh. Nhiều khả năng BoJ sẽ trì hoãn kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 5 tới khi cú sốc thuế quan của Washington khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sụt giảm và đồng yen lao dốc.

BoJ cũng bị kẹt giữa áp lực chính trị và điều hành chính sách tiền tệ Nếu đồng yen tiếp tục trượt giá, BoJ có thể buộc phải tăng lãi suất để giữ ổn định tỷ giá - điều này có thể khiến kinh tế nội địa vốn mong manh thêm suy yếu.

Theo Bloomberg Economics, BoJ có thể bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 7 nếu lạm phát vẫn tăng nóng trong bối cảnh mức tăng lương duy trì ổn định. Sau đó, BoJ được dự báo không thay đổi chính sách do giá dầu giảm, nhưng có khả năng tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất trong năm 2026 với mục tiêu nâng lãi suất chính sách lên 1,25%.

PBOC cân nhắc hành động sau cú sốc thuế quan từ Washington

Trụ sở của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang chuẩn bị các biện pháp kích thích tiền tệ để ứng phó với tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Mỹ. Các nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm tới 2% nếu các mức thuế mới của chính quyền Tổng thống Trump được duy trì trong cả năm 2025.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đang xem xét hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) trong tháng này, và có thể sẽ giảm lãi suất vào cuối quý 2. Từ đầu năm đến nay, PBOC vẫn ưu tiên ổn định đồng nhân dân tệ, nhưng đà tăng trưởng đang chậm lại có thể buộc ngân hàng này phải hành động.

Việc cắt giảm RRR không chỉ hỗ trợ thanh khoản hệ thống mà còn giúp hạ chi phí tín dụng – yếu tố then chốt để duy trì ổn định xã hội và hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh bất ổn thương mại gia tăng.

Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

17 Apr, 09:13 PM

Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ