Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

8 năm gần đây là các năm nóng nhất trong lịch sử

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 6/11/2022, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 diễn ra tại thành phố Sharm El Sheikh, Ai Cập cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp.

Hội nghị COP27 được tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, dự kiến từ ngày 6-18/11/2022. Ảnh: Reuters
Hội nghị COP27 được tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, dự kiến từ ngày 6-18/11/2022. Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo được công bố vào ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở thành phố Sharm El Sheikh, Ai Cập, cơ quan của Liên Hiệp quốc cho biết: “Tám năm gần đây là các năm ghi nhận mức nóng nhất trong lịch sử.”

Trong khi một lượng lớn khí nhà kính tiếp tục tràn vào bầu khí quyển thì Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vẫn khẳng định tham vọng về mục tiêu kiểm soát nhiệt độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức nhiệt trung bình ở thời kỳ tiền công nghiệp hiện là việc gần như nằm trong tầm tay. Người ta ước tính rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2022 là khoảng 1,15 độ C so với mức nhiệt của năm 1850-1900.

Tuy nhiên, những gì đã chứng kiến được đã thực sự “dội một gáo nước lạnh” vào sự lạc quan của Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc năm ngoái (COP26) rằng: "Liệu chúng ta có thể duy trì được mức tăng 1,5 độ C đã đề cập ở trên".

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết "Những dấu hiệu và tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn", bằng chứng là việc khí hậu ấm lên đang đẩy nhanh tốc độ tan chảy của các dòng sông băng vốn không thể phục hồi, đe dọa đến an ninh nguồn nước và làm tăng mực nước biển. Có thể thấy được mức tăng nước biển trong hai năm rưỡi qua đã chiếm đến 10% tổng mức tăng của mực nước biển mà kể từ khi các phương pháp đo bằng vệ tinh xuất hiện vào gần ba thập kỷ trước.

Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết trong một tuyên bố rằng nếu như mực nước biển dâng hiện được đo bằng "milimét mỗi năm" thì con số này sẽ tăng thêm "nửa đến 1 mét" mỗi thế kỷ. Đây thực sự là mối đe dọa lâu dài và to lớn đối với hàng triệu cư dân ven biển và các bang thuộc vùng trũng.

Báo cáo cũng cho thấy nồng độ của các khí nhà kính như carbon dioxide, methane và nitrous oxide một lần nữa đạt mức cao mới vào năm 2021. Trong đó, Methane, được chú ý hơn cả là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, đã có mức nồng độ tăng hàng năm cao nhất cho đến nay.

Taalas cho biết: “Khí hậu càng ấm lên thì ảnh hưởng của nó đối với nhân loại ngày càng lớn. Thực tế cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cầu trong năm nay, từ lũ lụt ở Pakistan đến hạn hán ở châu Phi và các đợt nắng nóng trên khắp châu Âu và Trung Quốc.”

Không chỉ vậy, một trận chiến nảy lửa cũng xảy ra tại COP27 là cuộc tranh cãi lâu dài về việc liệu các nước công nghiệp giàu có, ngoài việc cắt giảm khí thải thì các quốc gia này có phải đền bù cho các quốc gia nghèo hơn về những thiệt hại mà họ đã gây ra trong lịch sử hay không? Hôm chủ nhật, các đại biểu đã lần đầu tiên đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự kể từ khi các cuộc đàm phán về khí hậu bắt đầu cách đây nhiều thập kỷ.