Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ả Rập Saudi và Nga bất đồng trong OPEC+

Kinhtedothi - Dù OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu từ tháng 7, cuộc đàm phán mới đây đã hé lộ sự bất đồng rõ rệt giữa hai đầu tàu liên minh là Ả Rập Saudi và Nga.

Trụ sở OPEC tại Vienna, Áo. Ảnh: Behance

Theo các nguồn tin từ nội bộ OPEC+, Ả Rập Saudi đã thúc đẩy mạnh mẽ đề xuất tăng sản lượng vượt mức 411.000 thùng mỗi ngày. Lập luận của Riyadh là cần tăng nhanh để bù cho phần thiếu hụt do các thành viên như Kazakhstan và Iraq liên tục khai thác vượt hạn ngạch trong năm nay.

Ngược lại, Nga cùng với Oman và Algeria lại kêu gọi tạm hoãn tăng thêm sản lượng. Các nước này lo ngại nhu cầu thị trường chưa đủ mạnh để hấp thụ phần cung bổ sung, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Sau nhiều giờ đàm phán căng thẳng, các bên đi đến thỏa thuận duy trì mức tăng 411.000 thùng/ngày, tương đương với các tháng trước. Đây là bước tiếp theo trong quá trình tháo gỡ dần các cam kết cắt giảm sản lượng đã được OPEC+ duy trì suốt 5 năm qua.

Tính đến thời điểm hiện tại, OPEC+ đã nâng tổng mức tăng sản lượng trong năm nay lên 1,37 triệu thùng mỗi ngày. Tuy vậy, liên minh này vẫn còn gần 4,5 triệu thùng mỗi ngày bị hạn chế theo các thỏa thuận cũ, tương đương khoảng 4,5% nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Ả Rập Saudi hiện là quốc gia có năng lực dự phòng lớn nhất trong khối và có thể tăng nhanh sản lượng để mở rộng thị phần. Trong khi đó, Nga đang gặp khó khăn do năng lực khai thác bị suy giảm bởi thiếu đầu tư và các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Dù các tuyên bố công khai khẳng định liên minh vẫn thống nhất, cuộc thương lượng lần này phản ánh mối quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Nga đang trở nên ngày càng phức tạp. Các nguồn tin nhận định căng thẳng chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng đủ để báo hiệu một giai đoạn không dễ dàng phía trước.

Giá dầu đã tăng 3% trong phiên giao dịch đầu tuần, lên mức hơn 65 USD mỗi thùng. Giới phân tích cho rằng thị trường phản ứng tích cực trước việc OPEC+ không đẩy nhanh tốc độ tăng sản lượng như lo ngại ban đầu.

OPEC+ tiếp tục tăng mạnh sản lượng dầu trong tháng 6

OPEC+ tiếp tục tăng mạnh sản lượng dầu trong tháng 6

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

Quốc tế kêu gọi minh bạch nguồn tiền bảo vệ đại dương

17 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi - Hội nghị Liên Hợp Quốc về đại dương tại Pháp huy động được khoảng 10 tỷ USD cam kết tài chính, nhưng vẫn còn cách xa so với nhu cầu đầu tư 175 tỷ USD mỗi năm để bảo vệ hệ sinh thái biển toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư cho biết họ cần chính sách minh bạch và dữ liệu đầy đủ hơn để có thể mở rộng quy mô tài trợ.

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

G7 vật lộn tìm tiếng nói chung giữa khủng hoảng Ukraine và Trung Đông

17 Jun, 08:16 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chiến sự Ukraine chưa có hồi kết và xung đột Israel – Iran leo thang, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada trở thành phép thử cho sự gắn kết của các cường quốc phương Tây, trong đó vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục là ẩn số gây chia rẽ.

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

Ukraine sẽ hưởng lợi từ thượng đỉnh G7 tại Canada?

17 Jun, 08:07 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc xung đột Israel-Iran và chiến sự ở Ukraine cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 16-17/6 tại Canada.

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

Israel khẳng định lập trường không nhượng bộ, căng thẳng khó hạ nhiệt

17 Jun, 07:10 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc phỏng vấn với RT, Đại sứ Israel tại Moscow, bà Simona Halperin, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay của Israel là ngăn chặn mọi hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời hạn chế khả năng khôi phục hay mở rộng chương trình này trong tương lai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ